Từ phát triển du lịch, xã Tòng Đậu, Mai Châu cơ bản hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM.

Từ phát triển du lịch, xã Tòng Đậu, Mai Châu cơ bản hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM.

(HBĐT) - Để phát huy những lợi thế của địa phương, huyện Mai Châu tập trung nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng để nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, đồng thời gắn với xây dựng nông thôn mới.

 

Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác, Pom Coọng  (Chiềng Châu), bản Bước (Xăm Khoè), xóm Hang Kia (Hang Kia)... Đây là nơi cư trú của 7 dân tộc gồm: Thái, Mường, Kinh, Dao, Mông, Tày, Hoa. Mỗi dân tộc mang một nét văn hóa riêng, từ đó tạo nên một nền văn hóa chung đa bản sắc cùng tồn tại và phát triển. Mai Châu còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc.

 

Từ thế mạnh đó, huyện đã xác định phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM. Từ năm 2011- 2013, huyện từng bước xây dựng đề án, kế hoạch và phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, kiện toàn BCĐ và xây dựng quy chế hoạt động, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện, rà soát bổ sung các điểm du lịch để xây dựng quy hoạch theo quy hoạch tổng thể của tỉnh. Tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh môi trường và đảm bảo ANTT để phục vụ tốt hoạt động du lịch trên địa bàn. Khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia kinh doanh, du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và NSNN. Đặc biệt tăng cường tuyên tuyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ T.ư đến địa phương.

 

Đến nay, huyện có 5 khách sạn, 15 nhà nghỉ và 80 hộ kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng; 4 dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái; 3 điểm du lịch sinh thái. 6 tháng đầu năm 2015, Mai Châu đón 193.398 lượt khách thăm quan du lịch, hết năm 2015, ước đón 34 vạn lượt khách. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm đạt gần 30, 2 tỉ đồng, hết năm 2015 ước tăng lên 75 tỷ đồng, tạo việc làm trực tiếp, gián tiếp cho nhiều lao động địa phương. Năm 2014, bản Lác, xã Chiềng Châu được công nhận là điểm du lịch cộng đồng; 12 bản khác trong huyện đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận.

 

Từ phát triển du lịch cộng đồng, nhiều hộ dân đã có cuộc sống ổn định. Chị Hà Thị Hiền, một hộ kinh doanh du lịch ở bản Lác cho biết: Trước đây, dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, khách đến bản ngày càng đông, ngoài phục vụ ăn uống, bán hàng thổ cẩm, hàng lưu niệm, các hộ sửa nhà đón khách, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách thăm quan. Từ đó các gia đình có điều kiện sắm sửa, nhà cửa khang trang hơn.

 

Ở những xã phát triển du lịch cộng đồng, Nhà nước và nhân dân đã tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nếp sống văn hóa đem lại diện mạo mới cho vùng nông thôn. Nhiều nơi hình thành phong trào tự  nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Từ nguồn lực đó đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM. Đến nay, huyện đã có 3 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM là Tòng Đậu, Mai Hạ, Chiềng Châu. Đây là cơ sở vững chắc để Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Mai Châu trở thành điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM.  

 

                                                  

                                                                               Việt Lâm

 

Các tin khác


Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục