Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc mở lớp dạy nghề may công nghiệp với 20 học viên tham gia.

Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc mở lớp dạy nghề may công nghiệp với 20 học viên tham gia.

(HBĐT) - Đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc cho biết: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn, những năm qua, Trung tâm xác định đào tạo nghề cho LĐNT là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức rõ điều đó, Trung tâm đã chú trọng dạy nghề gắn với tổ chức sản xuất, việc làm cho người lao động.

 

Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, Trung tâm tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của người lao động với phương châm trước hết là “dạy cái người ta cần chứ không dạy cái mình có”. Ngoài ra, Trung tâm tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, công ty, HTX và việc đào tạo nghề phải thu hút được người lao động, sau khi học xong họ có thể sống với nghề đã học. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy nghề cho người lao động nông thôn, Trung tâm thường phân  thành 3 nhóm nghề. Nhóm 1 là dạy nghề nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất, sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, lợn nái, gà thả vườn, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây có múi. Đây là nhóm nghề sát  thực với người dân nhất, sau khi được học nghề, người dân đã áp dụng kiến thức KH -KT kết hợp với kinh nghiệm sẵn có. Trong mấy năm lại đây đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi được xây dựng tới hàng trăm con lợn, hàng nghìn con gà...

 

Nhóm 2 là dạy nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn như: làm chổi chít, trồng nấm, dệt thổ cẩm. Tiêu biểu có HTX Vọng Ngàn với nghề dệt thổ cẩm, HTX TTCN cho người khuyết tật với nghề làm chổi chít...

 

Nhóm 3 là đào tạo nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ ngành công nghiệp như các nghề: may, hàn, điện, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp. Với nhóm nghề này, để đạt được hiệu quả sau khi đào tạo có việc làm, Trung tâm  đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Đảm bảo sau khi học nghề, người lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, Trung tâm đã đào tạo lớp điện công nghiệp cho 30 học viên theo đơn đặt hàng của Công ty Cồn và tinh bột Phú Mỹ; 21 học viên lớp may cho Công ty may GGS... Thực hiện kế hoạch năm 2015, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã mở được 5/5 lớp dạy nghề với 122 học viên tham gia. Trong đó có 1 lớp nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Ngọc Mỹ, 1 lớp tin học văn phòng, 1 lớp may công nghiệp tại Trung tâm và 2 lớp trồng cây có múi tại xã Tuân Lộ và Tử Nê.

 

Theo đồng chí Dương Thị Hạnh, có thể khẳng định với những giải pháp đồng bộ, các hoạt động của Trung tâm đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Người nông dân đã quan tâm nhiều hơn đến học nghề để tạo việc làm. Hầu hết người lao động sau khi học nghề đã có việc làm mới, một bộ phận sau khi học nghề đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác giải quyết việc làm cho bản thân và nhiều lao động khác. Số hộ thoát nghèo, số người có thu nhập khá tăng cao. Bước đầu đã chuyển dịch được cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở khu vực nông thôn hiện nay. Qua đó đào tạo nghề đã phát huy được thế mạnh ở địa phương, đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển KT -XH của huyện.

 

 

 

 

 Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục