Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất năm 2015 thu hút sự quan tâm của trên 1 vạn người trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất năm 2015 thu hút sự quan tâm của trên 1 vạn người trong và ngoài tỉnh.

(HBĐT) - “Theo em về thăm lại Cao Phong/ Vào mùa cam chín, má đỏ hồng / Em cười bẽn lẽn sau tán lá / Ngọt mát cam Đoài đất Cao Phong...” . Theo câu thơ mượt mà, chúng tôi về vùng đất “ngọt” huyện Cao Phong và thực sự bị chinh phục bởi cam vàng nơi đây. Những vườn cam chính vụ thu hoạch đã “trả vàng” cho cả năm miệt mài lao động của người dân.

 

Khi đất trời vừa độ chớm xuân, ánh nắng chan hòa trải đều khắp các quả đồi bát úp cũng chính là lúc cam đương độ chín vàng. Cái nắng, cái gió, tình đất và cả tình người như hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị cam ngon đặc trưng của vùng Mường Thàng - Cao Phong. Cam tươi rói trên đồi, cam vàng óng trên những sạp hàng dọc quốc lộ 6, cam hiện diện trong những bữa tiệc, những món quà Tết tặng người thân, bạn bè... Người Cao Phong chăm chỉ, sáng tạo đã đưa vào trồng nhiều loại cam ngon như cam Canh, cam lòng vàng, cam mát... Đặc biệt là cam Cara Cara ruột đỏ không hạt xuất xứ vùng Valencia - Venezuela bén duyên với đất Cao Phong và kết tinh hương vị đặc biệt. Vụ thu hoạch các loại cam được rải đều từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, không dồn dập cùng một thời điểm như trước. Mỗi dịp Tết, khi nhu cầu tiêu thụ cam tăng cao cũng là lúc nhiều loại cam chín rộ. Những chiếc xe tải từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang... tấp nập đổ về đưa cam tỏa đi khắp mọi miền đất nước.

 

Còn gì thú vị hơn khi ngày xuân được vào vườn cam và tự tay hái làm quà Tết. May mắn chúng tôi gặp được tỉ phú với nhiều chữ nhất - anh Nguyễn Văn Mạnh ở thị trấn Cao Phong. Tại Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất, anh tham gia phần thi vườn cam có năng suất, chất lượng tốt nhất và đã giành giải nhất. Dáng người tầm thước, nhanh nhẹn, anh giới thiệu về vườn cam giành giải vàng của mình. Khu vườn rộng 1 ha với 300 cây cam lòng vàng và 500 cây cam Canh. Bước vào tuổi thứ 5, đúng vào năm thứ nhất cho thu bói, quả nào cũng căng tròn, mọng nước. ấy vậy nhưng chúng tôi vẫn bất ngờ khi anh tiết lộ, sản lượng cam lòng vàng đạt 15 tấn, cam Canh 10 tấn. Nhiều thương lái xếp lượt hỏi mua buôn cả vườn với giá 30.000 đồng /kg cam lòng vàng và 40.000 đồng /kg cam Canh. Ngoài ra, anh còn 2 ha cam đang cho thu hoạch trong tổng số 7 ha. Có cam ngon, an toàn, huyện lại tổ chức lễ hội cam, nhân dân vô cùng phấn khởi bởi giá trị quả cam được nâng tầm, chất lượng khắc được chữ tín trong lòng khách hàng gần, xa. Không vui sao được khi nhiều siêu thị ở Hà Nội như Vinmart, Metro, Thành Công... cam Cao Phong được bày bán tấp nập người mua. Bao mồ hôi, công sức của người trồng cam và sự vào cuộc bài bản của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng, quảng bá thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm đã được đền đáp, trả vàng.

 

Bí thư Đảng ủy thị trấn Cao Phong Đinh Trọng Toàn tự hào chia sẻ: Riêng thị trấn hiện có 715 ha cam, quýt các loại, 500 ha đang cho thu hoạch, năng suất đạt tới 15.000 tấn. Nếu vụ năm ngoái có chừng 60 hộ thu tiền tỉ, năm nay sẽ tăng lên con số hàng trăm vì được mùa, được giá hơn. Ngoài anh Mạnh, có thể kể đến nhiều gia đình tỉ phú khác như Trần Văn Tuyên, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thế Bình, Đàm Thị Ngát...

 

Thấy chúng tôi xuýt xoa về mức thu nhập mà ngay cả doanh nhân cũng phải mơ, anh Mạnh liền giơ hai bàn tay chai sạn nói: “Chúng tôi phải ăn, ngủ cùng cam, chăm cam như chăm con mọn. Làm đủ mọi việc từ ủ phân, xới đất đến khoanh vỏ để kích thích ra hoa, giữ quả non... Rồi đêm hôm mưa bão, sương muối, nằm trong lều canh mà ngủ không yên. Nhớ cái Tết cách đây 20 năm, cam chưa có thương hiệu, giá bấp bênh nên mua thêm gói mứt cũng phải đắn đo. Cuối vụ đếm tiền tỉ trên tay nhưng bàn tay dày cộm đến nỗi chiếc gai chanh đâm vào cũng chẳng còn thấy đau. Thế mới quý cái thương hiệu và chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, chúng tôi luôn ý thức cần đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap để thương hiệu cam mãi bền vững, vươn xa hơn. Vì cam an toàn, chúng tôi còn làm mứt vỏ cam để ăn Tết”.

 

Khi được hỏi về kết quả nổi bật nhất của huyện trong năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Quách Văn Ngoan khẳng định, ngoài sự kiện Đại hội Đảng, đó chính là Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất và vụ sản xuất cam thành công. Tuy mở hội vào ngày đông nhưng sự ấm áp của không khí nhộn nhịp, của giá trị cam được tôn vinh, quảng bá đã xua đi cái lạnh vùng đất gió. Lễ hội đã gây được tiếng vang, thu hút trên 1 vạn người, mở ra nhiều cơ hội cho loại cây vàng. Riêng trong 2 ngày, trên 20 tấn cam đã được bán. Ngay sau lễ hội, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã đến tận vườn khảo sát tìm cơ hội cho quả cam được xuất ngoại. Đến nay, toàn huyện có trên 1.700 ha cây có múi tại 13/13 xã, thị trấn; gần 800 ha cam, quýt đang cho thu hoạch, giá trị bình quân 650 - 700 triệu đồng /ha.

 

Chia tay Cao Phong khi thương lái vẫn hối hả xếp cam lên ô tô, chúng tôi cũng thấy rộn ràng khi nghe thoảng trong gió câu hát của cô gái Mường Thàng: “Cam Cao Phong vừa thơm vừa mát / Câu hát thường rang, câu hát bản Mường / Cam Cao Phong hương thơm say đắm / Để ngày hôm nay đi khắp nẻo đường xa...”.

 

                    

                                                                                    

                                                                              Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục