Hai năm lại đây, người nông dân 2 huyện Tân Lạc, Cao Phong đang phải đối mặt với mặt với  tình trạng được mùa mía nhưng không được giá. ảnh: ông Bùi Khánh Khuyên, xóm Mương 2, xã Do Nhân (Tân Lạc) chăm sóc vườn mía của gia đình.

Hai năm lại đây, người nông dân 2 huyện Tân Lạc, Cao Phong đang phải đối mặt với mặt với tình trạng được mùa mía nhưng không được giá. ảnh: ông Bùi Khánh Khuyên, xóm Mương 2, xã Do Nhân (Tân Lạc) chăm sóc vườn mía của gia đình.

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN & PTNT, hiện có khoảng 70 vạn dân, ứng với 86% dân số của tỉnh sống ở vùng nông thôn, 48 vạn dân, tương ứng với 87% cơ cấu lao động trực tiếp làm nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong ứng dụng tiến bộ KH-KT để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, theo sự nhìn nhận, đánh giá của các nhà hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh thì nông nghiệp tỉnh ta cần có sự tác động mạnh mẽ hơn nữa để tạo đà “cất cánh”.

 

Có thể liên tưởng như vậy cho “bức tranh” toàn cảnh ngành nông nghiệp ở tỉnh ta ở thời điểm hiện tại. Dẫu đã rời vị trí “tư lệnh” ngành nông nghiệp của tỉnh để đảm đương một nhiệm vụ mới với thời gian khá dài nhưng đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh vẫn luôn đau đáu với chuyện “cây”, “con”. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi cho đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế của tỉnh ta vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhìn vào những thành quả mà ngành nông nghiệp đem lại ở thời điểm hiện tại đồng chí Hoàng Văn Tứ khảng khái nhận định: Đã có những bước tiến dài, bước đầu đã chọn được cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, kinh doanh. Từ manh mún, rời rạc nay đã hình thành được một số vùng sản xuất chuyên canh như vùng mía, vùng bưởi, vùng cam, vùng nhãn, vùng rau an toàn... và những cánh đồng thu nhập cao. Đã có những trang trại với quy mô lớn, công nghệ cao chăn nuôi tới hàng ngàn con gia súc, gia cầm. Điều quan trọng là sản phẩm nông nghiệp của Hòa Bình đã tìm được chỗ đứng trên thị trường rộng lớn là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN& PTNT khắc họa rõ nét hơn sự chuyển biến của nền nông nghiệp tỉnh. Năm 2015 có thể coi là một năm hết sức khó khăn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh mà nguyên nhân chính là do thiên tai, địch họa. Vụ mùa, hè - thu, người nông dân khốn đốn với việc cấy, trồng vì hạn hán. Đến trung tuần tháng 9, do ảnh hưởng bởi trận mưa lũ lịch sử, gây thiệt hại 5.648 ha lúa, 4.452 ha hoa màu, 2.914 ha cây ăn quả, 12.466 con gia cầm  và 3.031 con gia súc bị chết ngập và nước cuốn trôi. Diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại 178 ha, chìm, hư hỏng 5 lồng cá và 7 chiếc thuyền, trong đó có 5 thuyền máy... Tuy vậy, về tổng thể, năm 2015, ngành NN&PTNT vẫn giành được những kết quả nổi bật là: Giá trị sản xuất hiện hành đạt 11,27 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,5%, vượt 0,5% kế hoạch (trong đó, nông nghiệp tăng 3,7%, lâm nghiệp tăng 6,0%, thủy sản tăng 13,2%). Riêng lĩnh vực trồng trọt đã tạo được sự chuyển biến rõ nét. Nhờ áp dụng KH-KT để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần làm cho giá trị sản xuất hàng năm tăng từ 4% trở lên. Đến năm 2015 đạt 104,4 triệu đồng/ha/năm, cao hơn bình quân cả nước khoảng 20% và thuộc diện đứng đầu các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.

 

Với sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của T.ư, của tỉnh đã bắt đầu triển khai hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình MTQG xây dựng NTM. Đến cuối năm 2015 có 31 xã đạt chuẩn NTM, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm 2,3% so với năm 2014, vượt 0,12% so với kế hoạch. Tuy chưa nhiều nhưng đã có những tỷ phú làm giàu từ nghề trồng trọt, chăn nuôi.

 

Đã có sự chuyển biến nhưng chưa thể hài lòng vì sự chuyển biến ấy chưa đều và cũng chưa thể gọi là bền vững. Phần lớn các hộ nông dân vẫn đang vất vả với việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì và tìm đầu ra cho nông sản. Theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, để giải quyết vấn đề này, trước hết là cần có sự  lãnh đạo, chỉ đạo về quy hoạch, quản lý quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để từng bước hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung. Tiếp đó cần quan tâm tới bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản. Lựa chọn và đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù. Tăng cường xây dựng mô hình điểm, chuyển giao KH-KT, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho nông dân. Khuyến khích hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy nông nghiệp “cất cánh”.

 

                                                                                

                                                                        Thúy Hằng

 

 

 

           

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục