Tập trung huy động các nguồn lực để hoàn thiện đường GTNT, nhất là đường nội đồng là nhiệm vụ mà xã Vạn Mai tập trung thực hiện trong năm 2016. (Trong ảnh: đường giao thông nội đồng xóm Nghẹ được xây dựng trong năm 2015)

Tập trung huy động các nguồn lực để hoàn thiện đường GTNT, nhất là đường nội đồng là nhiệm vụ mà xã Vạn Mai tập trung thực hiện trong năm 2016. (Trong ảnh: đường giao thông nội đồng xóm Nghẹ được xây dựng trong năm 2015)

(HBĐT) - Nhờ có đường quốc lộ 15 chạy qua, dân cư lại khá tập trung nên xã Vạn Mai (Mai Châu) có nhiều thuận lợi trong xây dựng NTM. Đến nay, xã đã đạt 13 tiêu chí và đặt mục tiêu đến năm 2020 về đích.

 

Xã Vạn Mai cách trung tâm huyện Mai Châu 12 km, có diện tích tự nhiên trên 3.600 ha với 781 hộ dân, 3.165 nhân khẩu. Dân cư phân bố ở 7 xóm, với 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm đa số là bà con dân tộc Thái (69,4%). Bắt tay vào xây dựng NTM, với xuất phát điểm khá thuận lợi so với các xã lân cận và sự nỗ lực, chung tay của chính quyền và người dân, đến nay, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc và đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Đến hết năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 18 triệu đồng/người/năm (năm 2010 là 8 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17% (2010) xuống còn 9,8% .  

Để có được những kết quả đó, đồng chí Hà Công Sang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, dựa vào ưu thế của từng xóm, Vạn Mai tiến hành phân vùng kinh tế để xác định hướng đi. Cụ thể, 7 xóm trong xã được phân thành 2 vùng: vùng phát triển về tiểu thủ công nghiệp gồm các xóm: Co Lương, Nam Điền và Dồn; các xóm còn lại tập trung phát triển về nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Hiện, cả xã có 12 cơ sở chế biến lâm sản, tăm đũa và 3 xưởng sản xuất, chế biến nông sản. Các cơ sở này vừa góp phần giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân và đem lại nguồn thu ngân sách nhà nước. Đối với nông - lâm nghiệp: cùng với ngô và sắn là 2 cây trồng chủ lực, việc trồng mướp và bí lấy hạt cũng được chú trọng. Trong chăn nuôi, ngoài  phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm, việc nuôi trồng thủy sản, nhất là cá Dầm xanh cũng được chú trọng; hiện diện tích nuôi trồng là 6,2 ha, sản lượng đạt 32 tấn. Ngoài ra, du lịch cũng là hướng đi mà Vạn Mai có lợi thế để thúc đẩy hơn nữa trong tương lai, với địa danh như bản Lọng.

Song song với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc huy động nhân dân chung tay xây dựng NTM được xã triển khai rất hiệu quả. Đưa chúng tôi ra thăm con đường giao thông nội đồng mới được bê tông hóa ở xóm Nghẹ, ông Khà Văn Kim, Phụ trách Trung tâm học tập cộng đồng xã chia sẻ: Từ khi nhận thức được vai trò của mình, bà con hưởng ứng rất nhiệt tình, nhất là hiến đất, đóng góp ngày công làm đường GTNT, làm thủy lợi. Theo đó, nhân dân trong xã đã hiến đất để kiên cố hóa kênh mương 860 m2 và 7.000 m2 xây dựng đường giao thông nông thôn, đóng góp 1,214 tỷ đồng và 10.000 ngày công.

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và sự tham gia nhiệt tình của nhân dân trong xã, hiện xã Vạn Mai không còn nhà dột nát, 100% các hộ có điện đảm bảo, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%, các cơ sở hạ tầng thiết yếu đang từng ngày được hoàn thiện. Với 13 tiêu chí đã đạt được và những thử thách phía trước, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Vạn Mai phấn đấu mỗi năm hoàn thành từ 2-3 tiêu chí và đến năm 2020 về đích NTM. Để hoàn thành mục tiêu đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân. Trước mắt, hoàn thiện đường GTNT để tạo nền tảng phát triển kinh tế. Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các ngành tiểu thủ công nghiệp sẽ được khuyến khích và từng bước giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp và chăn nuôi.                 

                                       

                                         Viết Đào

 

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục