Người dân xã Đồng Chum (Đà Bắc) được quan tâmphát triển các loại cây trồng mới tăng thu nhập cho gia đình.

Người dân xã Đồng Chum (Đà Bắc) được quan tâmphát triển các loại cây trồng mới tăng thu nhập cho gia đình.

(HBĐT) - Mường Chiềng là một điển hình, tại đây, hệ thống đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt... luôn được Nhà nước quan tâm. Những con đường mới được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.

 

Công trình giao thông từ xóm Mí đến trung tâm xã Mường Tuổng cũng là một trong những dự án đem lại nhiều hiệu quả từ nguồn đầu tư của Nhà nước cho đồng bào DTTS. Gần 30 hộ dân xóm Mí từ chỗ đi lại hết sức khó khăn, nhất là về mùa mưa bão. Sau khi được đầu tư khoảng 2 tỷ đồng từ Chương trình 135 về xây dựng hạ tầng, hiện nay, con đường từ xóm Mí lên trung tâm xã đã khang trang, không còn lầy lội khi mùa mưa đến.

 

Theo số liệu phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, trong 5 năm trở lại đây, Nhà nước đầu tư trên dưới 80 tỷ đồng vào các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào DTTS trên địa bàn. Bên cạnh hỗ trợ về các loại giống cây, con, sách, báo, tạp chí để thúc đẩy đời sống văn hóa xã hội. Nhiều dự án phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh được đầu tư mạnh mẽ. Cụ thể, riêng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại các xã đặc biệt khó khăn từ năm 2011 đến năm 2014 đã đầu tư cho 58 công đường giao thông, 15 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt, 4 công trình trường học và 7 nhà sinh hoạt cộng đồng với tổng kinh phí 49,6 tỷ đồng.

 

Riêng năm 2015, thêm 3 công trình đường giao thông được triển khai thực hiện. Ngoài ra, Nhà nước cũng dành trên 4,2 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào DTTS về giống lúa, ngô, lợn, cá, chè Shan tuyết; xây dựng mô hình thâm canh lúa, mô hình nuôi dê sinh sản; mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất…

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Cái được, cái mừng nhất hiện nay đối với Đà Bắc là Nhà nước đã và đang tiếp tục chăm lo đồng bào DTTS. Nhờ đó đời sống nhân dân trong huyện từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân năm 2010 là 7,86 triệu đồng/người, năm 2015, tăng lên 19 triệu đồng/người.

 

Các chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần xoá đói - giảm nghèo, cơ sở vật chất khang trang. Nhiều công trình đường giao thông, bai mương thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học... đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hoá giữa các vùng được thuận tiện. Nhờ đó, đồng bào có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, con em đồng bào được đến trường đầy đủ hơn, bộ mặt nông thôn miền núi tiếp tục được cải thiện. Riêng về mạng lưới y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà con. Tình hình QP-AN, trật tự an toàn  xã hội được tăng cường, giúp thôn, xóm bình yên, cuộc sống đổi thay từng ngày trên các bản làng trong huyện.

 

                                                                                       Hồng Trung

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục