Hàng năm, HTX nông - lâm nghiệp Cao Sơn đã cung ứng hàng chục tấn vật tư nông nghiệp đảm bảo về chất lượng hàng hóa, nguồn gốc rõ ràng và giá cả ổn định phục vụ nhu cầu đầu tư cho sản xuất.

Hàng năm, HTX nông - lâm nghiệp Cao Sơn đã cung ứng hàng chục tấn vật tư nông nghiệp đảm bảo về chất lượng hàng hóa, nguồn gốc rõ ràng và giá cả ổn định phục vụ nhu cầu đầu tư cho sản xuất.

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2010, sau 5 năm đi vào hoạt động, HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn (xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc) đã khẳng định được vai trò thúc đẩy chuyển đổi sản xuất, nâng cao đời sống xã viên dân và tạo được niềm tin của nhân dân cũng như thu hút xã viên tham gia vào HTX.

 

Với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cung ứng vật tư nông nghiệp trả chậm theo mùa vụ và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Nhìn nhận lại những việc đã làm được và chưa làm được, chị Nguyễn Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn chia sẻ: Những năm qua, hoạt động của HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn tuy chưa toàn diện về lĩnh vực hỗ trợ bà con trong các loại hình dịch vụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm nông sản và tư vấn sản xuất nhưng hoạt động của HTX đã mang lại những hiệu quả nhất định. Đảm bảo chất lượng, ổn định giá cả đầu vào và không có sự ép giá nông sản đối với bà con xã viên của tư thương.

 

Mục tiêu hoạt động của HTX là mang lại lợi ích cho xã viên, có thu nhập ổn định cho các thành viên Ban quản trị, củng cố bền vững và ngày càng phát triển, vì vậy, trong quá trình hoạt động, HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn luôn gắn kết mật thiết với các công ty vật tư nông nghiệp  và một số đơn vị cung ứng giống nội địa để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả đầu vào. Đặc biệt, trong hoạt động của mình, HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn thường xuyên gắn kết với các đại lý, bạn hàng trong, ngoài huyện và tỉnh để nhận được sự hỗ trợ trong phát triển dịch vụ cũng như bao tiêu sản phẩm cho xã viên.

 

Chị Nguyễn Thị Thuận chia sẻ thêm: Để đạt được những kết quả như hiện nay, sau mỗi năm hoạt động, chúng tôi đều rút ra những bài học kinh nghiệm. Những bài học có được từ những thất bại và cả sự thành công để đưa HTX ngày càng hoạt động tốt hơn. Trong đó, Ban quản trị HTX luôn chú trọng việc lập kế hoạch từ khâu cung ứng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các kế hoạch đều gắn kết chặt chẽ với xã viên, kết nối thị trường, tìm đối tác tiêu thụ. Đặc biệt là thường xuyên cập nhật thông tin giá cả cho xã viên trong từng thời điểm. Do đó không có sự bất ổn về giá cả gây thiệt hại cho xã viên. Nhằm thực hiện tốt nhất quan điểm hoạt động “HTX luôn gắn liền với bà con trong mọi hoạt động sản xuất”. Theo đó, hàng năm, HTX đã cung ứng từ 8 - 10 tấn ngô giống các loại; 40 - 50 tấn phân bón NPK cùng hàng chục tấn phân đạm, phân kali; 3,5 - 4 tấn thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo về chất lượng hàng hoá, nguồn gốc rõ ràng, giá cả ổn định phục vụ nhu cầu đầu tư cho sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

 

Để hoạt động bền vững và ngày càng phát triển, hàng năm, HTX xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế với các nội dung tìm hướng đi mới trong sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế với mục tiêu cơ bản là giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, tăng sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Thực hiện mục tiêu đó, trong năm 2015, HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn đã triển khai mô hình trồng cây bụp giấm (hoa đỏ) trên diện tích 15 ha đất trồng cây kém hiệu quả, cho thu nhập gấp 2 lần so với những cây trồng trước đó trên cùng diện tích, đạt 22,5 triệu đồng/5.000 m2. Hiện tại, HTX đang triển khai 3 trang trại hộ chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết 4 bên gồm: Công ty Nông sản - HTX - thành viên HTX - ngân hàng với tổng giá trị mỗi trại 495 triệu đồng, tạo việc làm cho trên 20 lao động.  

                                                       Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục