Các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến (Kim Bôi)  kiểm tra hàng hóa trước khi cung ứng cho người dân.

Các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến (Kim Bôi) kiểm tra hàng hóa trước khi cung ứng cho người dân.

(HBĐT) - “Chúng tôi là những người nông dân chân lấm, tay bùn có chung nguyện vọng đổi mới cách làm ăn nên đã tụ hội lại. Mới ở bước khởi đầu nhưng thực sự thấy vui, khí thế, mọi người cùng phát huy tinh thần sáng tạo, hiến kế, hiến công mong SX-KD thành công”-Anh Nguyễn Văn Thách, xóm Cháo 2, xã Kim Tiến (Kim Bôi) giới thiệu như vậy về HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến mà anh và những người bạn cùng chung chí hướng đang thực hiện.

 

Từ nền ý tưởng “Buôn có bạn, bán có phường”

 

Xã Kim Tiến cách thị trấn Bo (Kim Bôi) chừng 2 km, là xã giáp ranh nơi phố thị nên khi thực hiện chương trình quốc gia xây dựng NTM, xã Kim Tiến đã xin bỏ qua tiêu chí số 7 (tiêu chí về chợ nông thôn). Tuy vậy, không phải bất cứ lúc nào và cần bất cứ cái gì người dân cũng có thể ào ra chợ để mua, nhất là những thứ cần cho cơ nghiệp của nhà nông. Nhận định rõ điều này, anh Thách đã nảy ra ý tưởng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của gia đình sang các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với địa thế thuận lợi, sẵn lưng vốn và khả năng kinh doanh, anh Thách hướng cái nhìn rộng hơn, xa hơn: Làm gì đó để huy động được nhiều người tham gia và nhiều người khác cùng được hưởng lợi, như vậy, công việc, cuộc sống sẽ thêm phần ý nghĩa. Đã từng làm chủ cả hệ thống lò gạch thủ công ở Kim Tiến rồi chuyển sang kinh doanh vật liệu xây dựng và hiện tại, gia đình đang có đại lý kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hơn ai hết, anh Thách hiểu rõ ý nghĩa câu thành ngữ “Buôn có bạn, bán có phường” và anh quyết định: Tập hợp những người bạn đề xuất phương án làm ăn theo mô hình kinh tế tập thể. ý tưởng được đưa ra đã thu hút sự quan tâm và đồng tình hưởng ứng của 12 thành viên. Tất cả đều là những nhà nông SX-KD giỏi trong xã. Chụm đầu lại tham khảo, học hỏi cách thức làm ăn rồi làm hồ sơ, thủ tục thành lập HTX. Đến tháng 2/2015, HTX dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến chính thức được thành lập, tháng 8/2015 đi vào hoạt động kinh doanh.

 

Bước khởi đầu suôn sẻ

 

Có thể nói như vậy bởi ngay từ vụ làm ăn đầu tiên, HTX đã cung ứng được trên 80% giống, phân bón cho nông dân trong xã phục vụ cho vụ đông - xuân (2015 - 2016). Sở dĩ mới khai trương mà HTX đã cung ứng được lượng hàng lớn như vậy là bởi nhiều yếu tố mà điều kiện đầu tiên là vấn đề giá cả và niềm tin của người dân. Trước hết là về giá cả: Khi đã có tư cách pháp nhân, HTX có thể đăng ký hợp đồng mua bán với số lượng lớn, giá rẻ, theo đó cũng có thể bán cho bà con với mức giá hạ hơn thị trường. Theo anh Thách, giống do HTX cung ứng rẻ hơn 1.000 đồng/kg, giá phân bón rẻ hơn 300 - 500 đồng/kg so với thị trường. Hiện tại, HTX ký hợp đồng mua bán với Công ty TNHH giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Hòa Bình, vì vậy, nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng được đảm bảo, tạo lòng tin với nông dân. Bên cạnh đó, 70% bà con mua giống, phân bón theo hình thức trả chậm. Cách làm này của HTX trước hết là để tạo chữ tín với nông dân nên mặc dù gặp không ít khó khăn về vốn nhưng cũng tạm được coi là bước khởi đầu suôn sẻ.

 

... Và niềm tin ở ngày mai

 

Để giúp tôi rõ hơn về phương châm, định hướng hoạt động của HTX, anh Bùi Văn Thủy, xóm Đồi 2, xã Kim Tiến (một thành viên của HTX) đưa tôi thăm quan cánh đồng màu mỡ và không khí hối hả của bà con đang vào vụ cấy. Qua câu chuyện, anh hé lộ: Tiến tới HTX sẽ mở rộng ngành nghề SX-KD, không chỉ gói gọn trong hoạt động  dịch vụ nông nghiệp mà còn hướng tới cung ứng dịch vụ vận tải, phụ tùng kiêm sửa chữa máy móc khi bà con có nhu cầu. Hiện tại, HTX nhận thầu với UBND xã điều tiết nước sạch (bao gồm vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng 2 công trình nước sạch trị giá hàng chục tỷ đồng để đưa nước sạch đến 100% hộ dân trong xã). Sẽ tăng cường học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế. Thu nhận thêm thành viên thực hiện dồn điền, đổi thửa thành những cánh đồng mẫu lớn để phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Trước mắt sẽ thuê khoảng 10 - 20 ha đất để trồng cam, bưởi.

 

Tất cả mới chỉ là dự định  nhưng đó là dự định được tích   hợp từ những người miệng nói, tay làm, những người đã có vốn liếng là kinh nghiệm SX-KD phát triển kinh tế hộ. Góp sức người, sức  của và trí tuệ tập thể, các thành viên HTX dịch vụ Kim Tiến đã vững vàng một niềm tin: Sẽ thành công với mô hình kinh tế tập thể, đem lại luồng gió mới, sắc diện mới cho xã.

 

 

                                                                       Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục