(HBĐT) - Theo Quỹ dịch vụ môi trường rừng tỉnh, tính đến hết tháng 1/2016 toàn tỉnh đã thu tiền DVMTR được 15,698 tỷ đồng bao gồm 14 tỷ đồng ủy thác từ Quỹ Trung ương; 1,7 tỷ đồng thu nội tỉnh và lãi tiền gửi ngân hàng, đạt 101% kế hoạch thu (vượt 1% do các đối tượng sử dụng DVMTR nội tỉnh đã nộp tiền DVMTR năm 2011, 2012).

 

Trên cơ sở số tiền DVMTR nhận ủy thác, Quỹ tỉnh đã tham mưu trình Sở NN& PTNT xem xét, tiếp trình UBND tỉnh phê duyệt sử dụng tiền DVMTR năm 2015 với tổng kinh phí là 12,29 tỷ đồng bao gồm tiền DVMTR chi trả cho chủ rừng là 11,061 tỷ đồng, quản lý phí là 1,229 tỷ đồng; còn lại 3,41 tỷ đồng chưa xác định được đối tượng chi. Hiện nay đang đẩy nhanh tiến độ rà soát các chủ rừng, diện tích rừng trên các lưu vực làm cơ sở chi trả cho chủ rừng. Dự kiến thực hiện chi trả trong quý I, II năm 2016. Tính đến giữa tháng 3, Quỹ tỉnh đã giải ngân, thanh toán cho các chủ rừng là tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiệm thu, thanh toán cho các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư là 11,043/11,061 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch chi.

 

                                                                  Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục