Đường giao thông xã Kim Sơn (Kim Bôi) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Đường giao thông xã Kim Sơn (Kim Bôi) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

(HBĐT) - Bám sát vào định hướng của Chính phủ và của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được triển khai kịp thời, dân chủ, công khai và phát huy hiệu quả. Tổng kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên 846 tỷ đồng.

 

Trên địa bàn huyện đã triển khai 4 dự án lớn là Dự án Chương trình 30a, Chương trình 135, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và Dự án hỗ trợ truyền thông, giám sát. Đã triển khai thực hiện ở 9 nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo với nhiều chương trình thiết thực gồm: chính sách tín dụng ưu đãi, khám - chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ học nghề - giải quyết việc làm, hỗ trợ đất sản xuất, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện và chính sách chuyển giao tiến bộ KHKT. Các chính sách giảm nghèo hiện hành được đánh giá cơ bản phù hợp, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã có trên 41.600 hộ nghèo và trên 34.700 hộ cận nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Kết quả điều tra năm 2011, toàn huyện có 13.029 hộ nghèo, tỷ lệ 53,79% (so với tổng số hộ), đến cuối năm 2015 giảm còn 4.323 hộ, tỷ lệ  16,45%. Bình quân mỗi năm giảm 7,47%. Từ việc triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, đa số người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng được tăng cường, diện mạo NTM có nhiều khởi sắc. TTATXH, QP-AN được giữ vững.

 

Theo đồng chí Vũ Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện, trong quá trình thực hiện Chương trình, trên địa bàn có một số tồn tại, bất cập cần khắc phục như: Diện tích tự nhiên của huyện rộng nhưng đất canh tác ít, các ngành nghề thủ công chưa phát triển, năng lực và trình độ của người dân, nhất là các hộ nghèo còn hạn chế, xuất phát điểm về kinh tế thấp, thu nhập của nhiều hộ dân còn bấp bênh, không ổn định... Mức đầu tư của Nhà nước còn thấp so với nhu cầu thực tế. Chính sách đầu tư tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp (như vay vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động)...  Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số nơi chưa hiệu quả. Vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa vươn lên thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng. Kết quả giảm nghèo ở một số xã chưa thật sự bền vững. Nhiều hộ khó có khả năng thoát nghèo hoặc nguy cơ tái nghèo cao. Nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh và cả nước như Đú Sáng, Bình Sơn, Thượng Tiến, Cuối Hạ, Hùng Tiến, Nuông Dăm...

 

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và những bất cập nhằm triển khai thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều), huyện Kim Bôi xác định cần thực hiện tốt các giải pháp như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tạo sự đồng thuận, quyết tâm mạnh mẽ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân trong quá trình thực hiện chương trình. Từng bước làm thay đổi nhận thức của người nghèo, động viên họ nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Phát huy vai trò tích cực của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững cấp huyện và xã; các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, triển khai đồng bộ, hiệu quả mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ kịp thời, đúng mức đến người nghèo, hộ nghèo; qua đó tạo cho họ sinh kế lâu dài, bền vững để vươn lên làm giàu. Chỉ đạo tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận hàng nghèo năm, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo phù hợp với tình hình của địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo của huyện và các xã, thị trấn. Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, đánh giá nhằm triển khai thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

 

                                                                              

 

                                                                  Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục