Năm 2015, giá trị giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của các sở, ngành, tổ chức trong tỉnh khoảng 4 tỉ đồng. ảnh: Ban Dân tộc triển khai mô hình trồng cây lanh tại xã Hang Kia  (Mai Châu).

Năm 2015, giá trị giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của các sở, ngành, tổ chức trong tỉnh khoảng 4 tỉ đồng. ảnh: Ban Dân tộc triển khai mô hình trồng cây lanh tại xã Hang Kia (Mai Châu).

(HBĐT) - Đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc, cơ quan thường trực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện kế hoạch giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn cho biết: Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức thực hiện khá nghiêm túc quyết định của UBND tỉnh phân công đơn vị giúp đỡ xã thuộc Chương trình 135, giai đoạn 2014 - 2020.

 

Hầu hết các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả. Các nội dung giúp đỡ bám sát theo chương trình khung của UBND tỉnh đã ban hành như phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, bổ sung, xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ các xã phát triển sản xuất, hạ tầng, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, thường xuyên tổ chức giao lưu, thăm hỏi gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn...

Thống kê sơ bộ năm 2015, tổng giá trị giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của các sở, ngành, tổ chức lên tới hàng tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh thông qua các chương trình, dự án đầu tư, phát triển KT-XH trên địa bàn như giảm nghèo, 135, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất được thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm đúng đối tượng, yêu cầu mục đích góp phần mang lại hiệu quả tích cực phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân các xã đặc biệt khó khăn. Tình hình kinh tế, dân sinh các xã chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ hộ nghèo các thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm (từ 39% năm 2013 xuống còn 25%). Có 10/95 xã tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 30%, trong đó, hộ nghèo dưới 15%. 26/95 xã có thu nhập bình quân đầu người đạt 75% trở lên so với thu nhập bình quân khu vực nông thôn. Kết cấu hạ tầng KT-XH được cải thiện rõ rệt. 10/95 xã có 100% đường trục huyện, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa; 50% km đường nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. 32/95 xã có hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, 50% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. 87/95 xã có hệ thống điện với 95% hộ được dùng điện thường xuyên. 6 xã đạt tỷ lệ 70% trường học 3 cấp mầm non, TH, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. 65 xã đạt phổ cập giáo dục THCS, 70% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT. 65 xã có 95% lao động có việc làm thường xuyên. 23 xã đạt tỷ lệ 70% người dân tham gia BHYT và y tế xã đạt chuẩn quốc gia. 48 xã đạt tỷ lệ 70% hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia. 65 xã có cán bộ, công chức đạt chuẩn. Đối chiếu với các điều kiện quy định, đã có 3 xã hoàn thành chương trình 135 giai đoạn 2 là Trung Bì (Kim Bôi); Phú Lão và Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Ngoài ra tỉnh có 2 thôn hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 là thôn Bục, xã Tử Nê (Tân Lạc) và thôn Đồng Bưởi, xã Trường Sơn (Lương Sơn).

Đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó Ban Dân tộc cho biết: Năm nay, công tác giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn tiếp tục chú trọng tới tính thiết thực và hiệu quả, trong đó các sở, ngành, đơn vị, tổ chức sẽ làm tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép, huy động các nguồn lực triển khai tập huấn, đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, chăm lo cho người nghèo gắn với các phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM” và phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”...

                                                                                     Lê Chung

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục