Điểm du lịch suối khoáng Kim Bôi  thu hút khách nhờ dịch vụ tắm khoáng đa dạng,  chất lượng phục vụ chuyên nghiệp.

Điểm du lịch suối khoáng Kim Bôi thu hút khách nhờ dịch vụ tắm khoáng đa dạng, chất lượng phục vụ chuyên nghiệp.

(HBĐT) - Kim Bôi - vùng đất Mường Động vốn nổi tiếng về văn học dân gian, lễ hội đặc sắc với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, độc đáo bản sắc văn hóa chiêng Mường và mang đậm dấu ấn bản sắc tộc người Việt Mường. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng nên thơ, thác nước, hang động huyền ảo tạo cảnh quan sinh động, khí hậu trong lành, mát mẻ, con người hiền hòa, mến khách. Nguồn nước khoáng thiên nhiên thu hút khách thăm quan, nghỉ dưỡng và những cánh rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, hệ thống sông, hồ, núi non trùng điệp... Những tiềm năng, thế mạnh này đã và đang được huyện tận dụng, phát huy để phát triển du lịch gắn với dịch vụ.

 

Theo đồng chí Bùi Thanh Nhiến, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện, những năm gầy đây, các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại du lịch được huyện chú trọng. Đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch ngày càng phát triển nhanh về số lượng, chất lượng. Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch từng bước được tăng cường, đồng bộ với hạ tầng xã hội. Nhờ đó, hoạt động dịch vụ, du lịch đạt được kết quả đáng khích lệ. Trên cơ sở xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, huyện đã định hướng cho du lịch phát triển với mục tiêu khai thác tối đa các lợi thế nhằm đem lại lợi nhuận cao, đóng góp tích cực vào nền kinh tế trên cơ sở phát triển ổn định và bền vững. Cụ thể, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015. UBND huyện ban hành Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011  -2015, đồng thời xây dựng kế hoạch, quy hoạch mạng lưới du lịch gắn với xây dựng NTM, mở các hội nghị triển khai tới xã, thị trấn, xóm, bản nằm trong quy hoạch của đề án. 

Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý loại hình dịch vụ trong hoạt động du lịch, thẩm tra các dự án đầu tư vào du lịch, huyện tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh môi trường, cảnh quan và đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, phục vụ tốt các hoạt động du lịch trên địa bàn. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch, dịch vụ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách Nhà nước. Đến nay, toàn huyện có 31 cơ sở dịch vụ du lịch đi kèm với dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, đồ thủ công truyền thống. Trên địa bàn có 2 khách sạn, 29 nhà nghỉ, 2 khu và 3 điểm du lịch với 342 phòng, 601 giường, 7 cơ sở nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao. Một số khu du lịch đã có quy hoạch và đầu tư lớn thu hút khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng gồm: điểm du lịch suối khoáng Kim Bôi; khu du lịch sinh thái Cửu Thác, xã Tú Sơn; điểm du lịch sinh thái Resort, xã Vĩnh Tiến cùng hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng do tư nhân đầu tư, khai thác. Các cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh du lịch cơ bản chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, hương ước, quy ước thôn, xóm, KDC.  

Hiện nay, huyện đã quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái xã Bắc Sơn; điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng xóm Vay, xã Thượng Tiến; đường vào khu du lịch sinh thái thác Mặt trời, xã Kim Tiến; điểm du lịch sinh thái tắm nước khoáng nóng Lạc Hồng, xã Sào Báy... Một số dự án đang được hoàn thiện, dự kiến đưa vào khai thác trong năm nay như điểm du lịch sinh thái tắm nước khoáng nóng Lạc Hồng. Huyện cũng có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống,  làng, bản văn hóa mang dấu ấn đặc trưng của địa phương đáp ứng nhu cầu du lịch, tìm hiểu văn hóa của người dân và du khách..  

Bình quân mỗi năm, các điểm du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện đón trên 10 vạn khách đến thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng. Riêng năm 2015, toàn huyện đón 23 vạn khách, trong đó, 1.800 lượt khách quốc tế, 228.200 lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt trên 160 tỷ đồng. Hiện, du lịch -   dịch vụ của huyện chiếm 35,1% cơ cấu kinh tế, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đạt 14,38 triệu đồng/người/năm, doanh thu du lịch  - dịch vụ đạt 830.000 tỷ đồng, chiếm 48,6% thu nhập toàn huyện. Trong chiến lược phát triển du lịch gắn với dịch vụ, huyện đang huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển loại hình, rà soát các dự án đầu tư du lịch, các tuyến, điểm, tour du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, có cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch trên địa bàn. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân cung ứng dịch vụ. Đặc biệt là quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông để thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn.

 

                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục