Người dân xã Vầy Nưa đánh bắt cá con làm thức ăn phục vụ nuôi cá chiên giống mới tại địa phương.

Người dân xã Vầy Nưa đánh bắt cá con làm thức ăn phục vụ nuôi cá chiên giống mới tại địa phương.

(HBĐT) - Vầy Nưa là xã lòng hồ của huyện Đà Bắc có địa hình đồi núi cao, ruộng canh tác ít, đi lại khó khăn. Từ bao đời nay, cuộc sống mưu sinh của người dân phụ thuộc vào trồng rừng và đánh bắt cá trên vùng hồ. Tuy vậy, dù có cố gắng rất nhiều cộng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực không ngừng của người dân nhưng cuộc sống vẫn chưa thể bứt phá.

 

Năm 2015, thu nhập của người dân Vầy Nưa mới đạt trên 12 triệu đồng/người, cách khá xa so với bình quân gần 20 triệu đồng/người/năm trên toàn huyện. Nhận thức rõ khó khăn về cuộc sống, cung cách làm ăn của người dân trên địa bàn, chính quyền xã Vầy Nưa không ngừng tìm hướng đi mới nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Trao đổi với anh Xa Văn Đẳng, cán bộ Văn phòng UBND xã Vầy Nưa về vấn đề này được biết, trong nhiều năm qua, nuôi cá lồng được chính quyền xã đặc biệt quan tâm. Vầy Nưa xác định tận dụng và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có mặt nước lòng hồ là hướng đi chính để kinh tế bứt phá. Chính vì vậy, đến nay, toàn xã đã phát triển lên gần 220 lồng nuôi cá. Số lượng lồng cá không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ nuôi cá lồng chưa cao, mới chỉ phát triển theo phong trào với các loại cá trắm, cá chép, rô phi đơn tính giá trị kinh tế không cao. Thu nhập sau khi trừ chi phí chỉ chừng hơn chục triệu đồng/lồng/năm, chưa kể rủi ro khác.

 

Nhận rõ vấn đề này, cuối năm 2015, xã được UBND huyện phân bổ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất trong xây dựng NTM. Có nguồn lực, chính quyền xã Vầy Nưa đã triển khai mô hình nuôi cá chiên học tập từ một số địa phương đã nuôi thành công và là giống cá hoàn toàn mới. Được hỗ trợ 80 triệu đồng, xã đã phân bổ kinh phí cho 8 hộ, mỗi hộ 10 triệu đồng mua cá giống.

 

Theo anh Xa Văn Đẳng, đầu tư nuôi cá chiên đòi hỏi kỹ thuật khá cao. Người dân tập trung chăm sóc, cho ăn đúng quy trình, kỹ thuật sẽ đảm bảo phát triển tốt. Mỗi kg cá chiên hiện có giá từ 350.000 - 450.000 đồng, tùy từng loại, cá càng to giá càng cao. Nếu so sánh với các loại cá thường giá gấp 6  - 7 lần.

 

Tuân theo kỹ thuật, nuôi cá chiên có chu kỳ gần 2 năm sẽ cho mỗi con đạt khoảng 3 - 3,5 kg. Bình quân mỗi lồng có từ 100 - 120 con. Tính toán sau khi trừ hết chi phí, mỗi lồng cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Trong khi đó, nguồn thức ăn cho cá chiên sẵn có là các loại cá nhỏ do người dân có thể đánh bắt gần bờ. Hiện nay, với mô hình 8 lồng nuôi cá chiên tại xã Vầy Nưa đang phát triển mạnh, từ khi nuôi đến nay được khoảng 6 tháng, mỗi con ước đạt từ 1 - 1,5 kg. Dự kiến hơn 1 năm nữa, những hộ nuôi cá chiên sẽ cho thu lứa đầu.

 

Chia sẻ về việc nuôi cá chiên, anh Xa Văn Đẳng cho biết thêm, nhiều nơi khác nuôi cá chiên đơn giản và cho thu nhập khá. Với Vầy Nưa hiện nay, điều quan trọng là phải nỗ lực để cá lớn, không bị dịch bệnh cho đến lúc xuất bán.

 

Hy vọng mô hình nuôi cá chiên tại xã Vầy Nưa sẽ thành công và đạt được kết quả như kỳ vọng. Kéo theo đó, nhiều hộ dân sẽ có kinh nghiệm và điều kiện để mở rộng sản xuất, làm giàu từ tiềm năng, lợi thế của xã.

 

 

                                                                         Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục