Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn xã Phú Cường (Tân Lạc).  ảnh: P.V

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn xã Phú Cường (Tân Lạc). ảnh: P.V

(HBĐT) - Năm 2016 được xác định là năm an toàn giao thông, thực hiện chủ đề trọng tâm Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải (KDVT) và kiểm soát tải trọng phương tiện với mục tiêu tính mạng con người là trên hết, phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả ba tiêu chí. PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Lê Ngọc Quản, Phó Giám đốc Sở GTVT xung quanh việc triển khai Nghị định số 86, ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô và Thông tư số 63, ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.

 

PV: Xin đồng chí cho biết công tác quản lý hoạt động KDVT trên địa bàn?

 

Đồng chí Lê Ngọc Quản: Thời gian qua, Sở GTVT thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức các đợt tập huấn đến các đơn vị KDVT trên địa bàn tỉnh. Qua đó, hoạt động vận tải đã đi vào nền nếp, đảm bảo các quy định của pháp luật. Các đơn vị KDVT khách trên địa bàn tỉnh đã có ý thức thực hiện các quy định của pháp luật. Từ chỗ quản lý còn lơi lỏng, mang tính hình thức, đến nay, các đơn vị đã cơ bản đáp ứng được điều kiện về quản lý hoạt động vận tải, chất lượng dịch vụ nâng lên, chất lượng lái xe cũng như phương tiện ngày càng ổn định, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định, liên tỉnh được mở rộng, cự ly và tần suất khai thác các tuyến ngày càng cao, có những tuyến khai thác tần suất 15 phút /lượt, thời gian khai thác 13 giờ / ngày, cự ly khai thác lên tới 2.100 km. Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt được chú trọng, đến nay đã có 3 tuyến xe buýt hoạt động nối hầu hết các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh với thời gian khai thác lên tới 16 giờ /ngày, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm tỷ lệ phương tiện cá nhân tham gia giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, đảm bảo TTATGT trên tuyến.

 

Bên cạnh đó, hoạt động vận tải hàng hóa từng bước được đưa vào quản lý. Các đơn vị KDVT hàng hóa bằng xe có tải trọng trên 10 tấn và vận tải hàng hóa bằng đầu kéo, container đã được Sở GTVT tập huấn các quy định của pháp luật và được cấp giấy phép KDVT và phù hiệu theo lộ trình quy định. Đến thời điểm hiện tại, Sở đã cấp phép cho 25 đơn vị KDVT hàng hóa, trước khi cấp phép đã xem xét các điều kiện để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước.

 

Mặc dù vậy, công tác quản lý hoạt động vận tải còn nhiều khó khăn. Các đơn vị KDVT trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ lẻ, manh mún, các HTX hầu hết phương tiện do xã viên ở các huyện góp vốn, hoạt động theo loại hình cung cấp dịch vụ, trong khi đó, trụ sở HTX lại ở trung tâm tỉnh nên thực hiện các quy định về quản lý phương tiện rất khó khăn. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh còn diễn ra giữa các đơn vị gây mất TTATGT trên tuyến và khó khăn cho công tác quản lý. Tình trạng phương tiện chở khách hoạt động trái phép gây ra khó khăn cho các đơn vị KDVT taxi trên địa bàn tỉnh. Các điểm đỗ taxi còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, ảnh hưởng không nhỏ đến TTATGT. Vận tải hàng hóa chủ yếu của các hộ kinh doanh cá thể ở rải rác trên toàn tỉnh, dùng phương tiện để chở hàng thuê nên việc quản lý hết sức khó khăn.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những điểm quan trọng của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Thông tư số 63/ 2014/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 ?

 

Đồng chí Lê Ngọc Quản: Theo Nghị định số 86 và Thông tư số 63 có những điểm quan trọng sau: Xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách. Xe ô tô KDVT hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 đến dưới 10 tấn phải được cấp giấy phép KDVT, gắn phù hiệu và lắp thiết bị giám sát hành trình. Đơn vị KDVT hành khách theo hợp đồng, khách du lịch; vận tải hàng hóa bằng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm ATGT phù hợp với những loại hình kinh doanh của đơn vị mình.

 

Các đơn vị KDVT khách theo tuyến cố định, xe buýt phải có số lượng phương tiện như sau: Đơn vị có trụ sở đặt tại huyện Đà Bắc hoặc Kim Bôi: Từ 5 xe trở lên; đơn vị có trụ sở đặt tại thành phố Hoà Bình và các huyện còn lại: từ 10 xe trở lên.

 

PV. Việc triển khai Nghị định số 86 và Thông tư số 63 được thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

 

 Đồng chí Lê Ngọc Quản: Từ khi Nghị định số 86 và Thông tư số 63 có hiệu lực, Sở GTVT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định này, đồng thời tập huấn, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị KDVT. Riêng đối với các quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, Sở GTVT đã đưa lên trang thông tin điện tử của Sở, tổ chức đợt tập huấn vào ngày 18/12/2015 đến các doanh nghiệp, HTX KDVT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở ban hành các văn bản như: Công văn số 894/ SGTVT-QLVT ngày 16/6/2015 triển khai một số quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Công văn số 1074/ SGTVT-QLVT ngày 17/7/2015 về việc đôn đốc làm thủ tục cấp giấy phép KDVT hàng hóa và tăng cường xử lý những phương tiện vi phạm quy định của pháp luật; Công văn số 19/ SGTVT-QLVT ngày 18/1/ 2016 về việc triển khai chi tiết một số điều của Thông tư 60/ 2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2014/ TT-BGTVT; Công văn số 546/SGTVT-QLVT ngày 15/4/ 2016 về việc thực hiện một số nội dung quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về quản lý hoạt động KDVT có hiệu lực từ ngày 1/7/ 2016...

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                        

                                                                  Lê Chung (TH)

 

 

 

 

Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục