Hệ thống đường GTNT xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.

Hệ thống đường GTNT xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.

(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2016 huyện Lương Sơn phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM là: Lâm Sơn, Cư Yên và Thanh Lương; phấn đấu mỗi năm có từ 2-3 xã đạt chuẩn NTM để đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn. Dự kiến nhu cầu vốn đối với các xã đăng ký về đích năm 2016 là 59.123 triệu đồng, trong đó, huyện đề xuất Nhà nước hỗ trợ 39.846 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện, xã 17.577 triệu đồng; nguồn vốn huy động nhân dân và nguồn vốn khác 1,7 tỷ đồng.

 

Trong 3 xã đăng ký về đích, Lâm Sơn là xã có nhiều thuận lợi trong phát triển KT-XH và xây dựng NTM. Theo báo cáo, đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã Lâm Sơn chiếm 1,14%, thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng/người. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhiều chuyển biến. Xã đã phát huy nội lực và kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Hết năm 2015, xã đã đạt 17 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 6 và tiêu chí số 15. Về tiêu chí số 6, xã đã có quy hoạch xây dựng nhà văn hoá xã và khu thể thao trung tâm xã tại xóm 8. Về tiêu chí số 15, xã có Trạm y tế, tuy nhiên đã xuống cấp cần được đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân tham gia BHYT mới đạt 53,2%. Năm nay, xã Lâm Sơn phấn đấu đạt 2 tiêu chí còn lại để về đích xây dựng NTM. Trong đó sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT và đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí để xã xây dựng 3 hạng mục cơ sở hạ tầng còn thiếu. Đồng thời mở các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao KHKT tạo việc làm cho người dân nâng cao thu nhập.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Các xã chưa đạt chuẩn NTM của huyện đều là những xã nghèo, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn yếu; đất canh tác nhỏ lẻ, khó khăn cho áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn; thu nhập của người dân còn thấp. Các tiêu chí còn lại chưa đạt đều là các tiêu chí khó, liên quan đến cơ sở vật chất, cần huy động vốn lớn như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, môi trường... Trong khi đó, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; nguồn vốn huy động từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nhân dân còn khó khăn nên việc huy động vốn từ nhân dân còn hạn chế. Để hoàn thành kế hoạch, huyện rà soát lại từng tiêu chí chưa đạt, khối lượng công việc cần thực hiện để xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể. Theo đó, huyện tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để nâng cao nhận thức cho người dân; phát huy tối đa vai trò của người có uy tín ở địa phương, già làng, trưởng thôn, người cao tuổi trong việc vận động nhân dân chung tay, đóng góp sức người, sức của xây dựng NTM; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ, Ban quản lý và bộ máy giúp việc các cấp; đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức giao ban cùng các BCĐ cấp xã để nắm bắt tiến độ và kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi xã; có kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 35 triệu đồng/ năm. Bên cạnh đó, huy động tối đa các nguồn lực xã hội và thực hiện tốt lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư xây dựng NTM; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng NTM đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn góp phần đưa huyện trở thành NTM theo đúng lộ trình đề ra.

 

 

                                                        

                                                                       Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục