Người dân thôn Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) chuyển đổi sang trồng cây có múi.

Người dân thôn Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) chuyển đổi sang trồng cây có múi.

(HBĐT) - Sau 2 năm cán đích NTM, Dũng Phong (Cao Phong) đang sở hữu hạ tầng, cơ sở vật chất khang trang. Cán bộ và người dân nhìn nhận rõ hiệu quả và hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM, đồng lòng hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí đạt được. Đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã cho biết: Dũng Phong - thủ phủ Mường Thàng, trung tâm của 5 xã phía nam huyện Cao Phong. Xã có những điều kiện thuận lợi cơ bản, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Được chọn làm điểm NTM, Dũng Phong đã tiếp nhận nhiều nguồn lực đầu tư cùng sự cố gắng chung của cán bộ, nhân dân. Năm 2014, Dũng Phong là xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Đó vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm đặt ra cho Dũng Phong trong chặng đường mới tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là cải thiện đời sống người dân hơn nữa.  Dũng Phong có 850 hộ với trên 3.700 người dân. 95% dân số sống bằng nông nghiệp. Xã chuyển đổi mạnh diện tích kém hiệu quả sang trồng mía. Diện tích lúa nước giảm mạnh từ 85 ha (năm 2011) còn 3,6 ha ở rải rác tại các xóm. Toàn xã có khoảng 300 ha mía trắng, mía tím. Năm nay, giá mía tím sụt giảm mạnh, có lúc chỉ 1.000 đồng/cây, giảm từ 2.000 - 3.000 đồng/cây so với trung bình các  năm khiến người dân lao đao. Bù lại giá mía trắng khá cao, trung bình khoảng 4.000 - 5.000 đồng/cây. Tính ra 1 ha mía thu nhập từ 150 - 170 triệu đồng. Trồng mía trắng lãi khoảng 30%. Hàng năm, riêng vụ mía trắng, người dân xã Dũng Phong thu về khoảng 15 - 20 tỷ đồng. 

 Cùng với cây mía, xã chuyển đổi sang trồng cây có múi - cây thế mạnh đã được khẳng định tại Cao Phong. Năm 2011, cả xã có 20 hộ trồng cam, đến nay đã có gần 200 hộ trồng. Cả xã có khoảng 127 ha cây có múi. Diện tích cho thu khoảng 10 ha. Nhiều hộ thu nhập từ 200 - 400 triệu đồng/ha. Quỹ đất được khai thác hiệu quả. Sau 2 năm là xã NTM, chất lượng cuộc sống tiếp tục được cải thiện. Người dân có ý thức cùng chung tay xây dựng môi trường sống trong lành, cơ sở vật chất khang trang hơn.

Những bài học kinh nghiệm về xây dựng NTM đang được thực hiện tại Dũng Phong là làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động hiệu quả nguồn lực xây dựng NTM. Năm nay, dự kiến thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 31 triệu đồng (năm 2015 là 27,4 triệu đồng). Hộ nghèo còn khoảng 15% theo tiêu chí mới. 

 Theo đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong: Xã phấn đấu, đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng. Đây là chỉ tiêu không đơn giản khi nguồn sống người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp. Nhất là vụ vừa rồi, giá mía tím sụt giảm, hiệu quả kinh tế thấp. Cùng với nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân tham gia xây dựng NTM, Dũng Phong đang tính toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gắn kết với thị trường, chú trọng trồng mía trắng có tính bền vững hơn, trồng cây có múi, phát triển dịch vụ, đẩy mạnh chăn nuôi, tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Riêng cây có múi, Dũng Phong đặt mục tiêu phát triển diện tích lên 200 ha vào năm 2020.

                                                                       

                                                                                 Lê chung
 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục