Giải bóng chuyền huyện Lương Sơn được tổ chức thường niên đã góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể thao trong nhân dân.

Giải bóng chuyền huyện Lương Sơn được tổ chức thường niên đã góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể thao trong nhân dân.

(HBĐT) - LTS: Thực hiện mục tiêu “TD-TT vì sức khỏe và hạnh phúc của con người”, ngành VH - TT & DL đã có những cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và đẩy mạnh hoạt động TD-TT. Nhờ đó, phong trào rèn luyện thân thể ngày càng phát triển sâu rộng trong nhân dân, mặt khác, những môn thể thao mũi nhọn của tỉnh dần khẳng định với nhiều thành tích tại đấu trường trong nước và khu vực.

 

Nhân kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành TD-TT Việt Nam (27/3/1946  - 27/3/2012), PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH, TT & DL về hoạt động thể thao của tỉnh trong những năm gần đây. 

P.V: Xin đồng chí đánh giá khái quát về bức tranh chung của thể thao tỉnh ta trong những năm gần đây?

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm: Trong những năm qua, thấm nhuần đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển phong trào TD-TT, ngành VH - TT & DL đã tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng CVĐ “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Nhờ đó, các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã sôi nổi tham gia tập luyện thể thao.

 

Đặc biệt là TD-TT trong đồng bào dân tộc thiểu số, các môn thể thao dân tộc có tính truyền thống được duy trì phát triển mạnh và đã mang về nhiều thành tích cao. Tất cả các trường học trong tỉnh đã có tiết giáo dục thể chất theo quy định, phong trào rèn luyện TD-TT trong nhân dân đã tạo nên bước ngoặt mới trong những năm vừa qua. Hiện nay, số người rèn luyện TD-TT thường xuyên trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ 25%, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao chiếm 17% với việc duy trì hơn 500 CLB thể thao đã thúc đẩy phong trào ngày càng sôi nổi. Bên cạnh đó, hàng năm, các địa phương cơ sở còn tổ chức được gần 1.000 giải thể thao từ nguồn kinh phí của địa phương. Công tác xã hội hoá các hoạt động TD-TT ngày càng đi vào chiều sâu. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhân dân đã dành nhiều hơn sự quan tâm cho các phong trào TD-TT từ cơ sở. Các CLB, địa điểm tập luyện TD-TT, nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là sự đóng góp của các thành viên, hội viên, hỗ trợ của tổ chức xã hội. Các hoạt động TD-TT quần chúng thường được tổ chức gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc. Hàng năm, Sở đã ký quyết định liên tịch với các ngành tổ chức thành công nhiều giải thể thao như: giải bơi vượt sông truyền thống Cúp Truyền hình; giải việt dã truyền thống Cúp Báo Hòa Bình; nhiều giải bóng bàn, cầu lông khác... Thông qua các giải đấu, thể thao đỉnh cao có cơ hội phát hiện, tuyển chọn những VĐV có tiềm năng để tiếp tục bồi dưỡng và phát triển.

 

Tuy nhiên, công tác phát triển TD-TT quần chúng cũng có những tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là làm thế nào để phong trào có thể phát triển về chất. Hiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu còn thiếu. Chất lượng của các hướng dẫn viên thể thao cơ sở chưa cao đã ảnh hưởng phần nào đến phát triển TD-TT quần chúng có chiều sâu. Hiện các hướng dẫn viên thể thao cơ sở mới chỉ được bồi dưỡng về luật và cách tổ chức các môn thi đấu, việc tổ chức tập luyện bài bản còn nhiều hạn chế,  kinh phí hoạt động có hạn nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu tập luyện của nhân dân.

 

P.V: Đi đôi với nhiệm vụ phát triển TD-TT quần chúng, tỉnh ta đã tập trung đầu tư cho phát triển các môn thể thao thành tích cao như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm: Bên cạnh công tác xã hội hóa TD-TT nhằm đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong nhân dân, việc đầu tư, chú trọng cho các môn thể thao được coi là mũi nhọn của tỉnh được ngành hết sức quan tâm. Tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo của T.ư và sự giúp đỡ của các tỉnh tuyển chọn, gửi các VĐV tiềm năng đến các trung tâm đào tạo trong cả nước như môn cử tạ, võ, xe đạp. Đồng thời, trường phổ thông năng khiếu TD-TT được đưa vào hoạt động và trở thành nơi đào tạo, huấn luyện các VĐV trẻ năng khiếu. Hiện tại, nhà trường có 60 học sinh, các em được tuyển chọn từ các huyện, thành phố. Với các môn năng khiếu: vật, đẩy gậy, bắn nỏ, cầu lông, xe đạp, điền kinh, bơi và võ, các em được đào tạo khoa học, có hệ thống và được đầu tư lâu dài. Trong môi trường đảm bảo về điều kiện học tập, tập luyện, các em sẽ là nguồn VĐV tương lai của tỉnh.

 

Giai đoạn 2005 - 2011, tỉnh đã tuyển chọn và tập huấn 1.417 lượt VĐV đi tham gia thi đấu giải thể thao khu vực và toàn quốc. Kết quả đã đoạt  531 huy chương, trong đó có 146 HCV, 186 HCB và 199 HCĐ. Thành tích nổi bật nhất là 1 HCB môn cử tạ tại Seagames 24 tổ chức tại Thái Lan, 1 HCB môn xe đạp nội dung đổ đèo tại giải vô địch châu á, giải nhất toàn đoàn tại hội thi các môn thể thao dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực 1 năm 2007 và 2 lần đạt giải nhì toàn đoàn vào năm 2009, 2011...

 

P.V: Thưa đồng chí, để phát huy được tiềm năng, thể thao tỉnh ta  cần có những kế hoạch  và giải pháp cụ thể nào nhằm đạt được kết quả cao trong chặng đường sắp tới?

 

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm: Trong những năm tiếp theo, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TD-TT đến năm 2020 và chiến lược phát triển TD-TT Việt Nam đến năm 2020. Tổ chức phát động  CVĐ “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2020 gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Đồng thời, tiếp tục duy trì các môn thể thao dân tộc thế mạnh, đầu tư cho sự phát triển của các môn thể thao mũi nhọn. Qua các giải đấu cơ sở sẽ tuyển chọn VĐV trẻ, đưa vào đào tạo tại các lớp năng khiếu nhằm tạo nguồn VĐV cho những năm tiếp theo. Để thực hiện được như vậy, Sở mong có sự quan tâm đầu tư hơn nữa từ phía Bộ VH-TT& DL, UBND tỉnh trong xây dựng sơ sở hạ tầng như sân vận động, nhà thi đấu TD-TT tỉnh, huyện, xã nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện, tổ chức các hoạt động TD-TT.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

                                                          Hồng Nhung (thực hiện)

Các tin khác


Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Hàng thủ mắc sai lầm, Việt Nam bị loại tại tứ kết U23 châu Á

U23 Việt Nam có một trận cầu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024.

10 đội tham gia Giải Bóng chuyền hơi nam huyện Lạc Thủy

Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động huyện Lạc Thủy phối hợp Hội Nông dân, Huyện Đoàn tổ chức Giải Bóng chuyền hơi nam chào mừng kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 138 năm Ngày Quốc tế lao động; phát động Tháng Công nhân năm 2024.

16 đội tham gia Giải bóng chuyền hơi công nhân, viên chức, lao động thành phố Hòa Bình 

Trong 2 ngày 24 – 25/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hòa Bình phối hợp Trung văn Văn hóa - Thể thao và Truyền thông tổ chức Giải Bóng chuyền hơi nam nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thành phố Hòa Bình năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục