(HBĐT) - Cách Hà Nội hơn 100 km và khoảng 15 phút đi thuyền, đền Thác Bờ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Đền đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng quốc gia từ năm 2009.



Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đền Thác Bờ thu hút du khách chiêm bái, vãn cảnh.

Trong ký ức của những người sinh sống lâu năm tại vùng đất Thung Nai (Cao Phong), Vầy Nưa (Đà Bắc), Suối Hoa (Tân Lạc), hồi sông Đà còn chưa ngăn dòng làm thủy điện, Thác Bờ - ghềnh Hoa là con thác, ghềnh vô cùng hiểm trở, dữ dằn, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều. Chính bởi lẽ đó mà người dân đã cất công lập nên Đền Bà chúa để cầu mong bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược, đánh cược tính mạng với sông Đà.

Nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà, quần thể đền bao gồm đền Trình (đền Chúa), đền Chầu (đền ông Chẩu) và động Thác Bờ (động Tiên). Đền chủ yếu thờ 2 bà Chúa Thác người Mường và người Dao. Tương truyền, đền thờ bà Chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao xã Vầy Nưa (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ, tiến quân lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân chế ngự dòng nước, vượt thác an toàn, phù hộ cho vùng Mường được mưa thuận, gió hòa nên Nhân dân phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. Hàng năm, vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân lại mở hội đền. Hội kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay vào tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người về lễ tạ, khiến tàu thuyền đậu kín các bến cảng.

Những người dân sinh sống lâu đời trên vùng sông nước xã Thung Nai (Cao Phong) kể lại: Sau khi ngôi đền cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thủy điện Hòa Bình, đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền cũ. Với những du khách đến vãn cảnh, hành hương, đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ nhưng rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa cùng tổng thể cảnh quan núi non, sông nước hùng vĩ. Bên cạnh đó, đền có rất nhiều tượng với 38 pho lớn, nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng là tượng thờ chính. Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, đền còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông, bà chúa Sơn Trang (đồng Sơn Trang), Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, Tam tòa Đức Thánh Mẫu...

Khi đến đền Bờ, người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa. Mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng 15 - 20 phút đi tàu. Vừa đi lễ, du khách vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước. Kết thúc hành lễ, du khách có thể thong dong vãn cảnh, hít thở không khí trong lành của đất trời, sông núi, khám phá ẩm thực, cảm nhận sức hấp dẫn của những sản vật đặc trưng bày bán phía chân đền. Khi đã ấm lòng và thụ hưởng lộc dâng, chuyến du xuân sẽ tiếp tục với hành trình du ngoạn lòng hồ sông Đà. Du khách sẽ đến với điểm thăm quan nổi bật nhất ở Thác Bờ là động Tiên, choáng ngợp, mãn nhãn với vẻ đẹp của cả một rừng nhũ đá đủ mọi dáng vẻ, hình thù và không quên thành tâm lễ viếng tại nơi đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ Tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ trong động.

Mỗi năm, Di tích lịch sử quốc gia đền Thác Bờ thu hút hàng vạn du khách đến vãn cảnh, hành lễ. Nơi đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng linh thiêng cầu bình an, may mắn mà còn là được lựa chọn cho sự khởi đầu thuận lợi cho hành trình du xuân, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng trên hồ Hòa Bình.   


Bùi Minh

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục