(HBĐT) - Về vùng chiến khu cách mạng Mường Khói, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), ấn tượng đầu tiên là các nhà văn hóa xóm, bản và nhà ở trong dân chủ yếu là nhà sàn làm từ vật liệu mới, vừa bền vững mà giữ được nét đẹp truyền thống của người Mường. Thay vì sử dụng gỗ tự nhiên và các loại tranh, tre, nứa, đa số nhà sàn của bà con có kết cấu bằng bê tông.



Gia đình ông Quách Văn Khiệm, xóm Câu, xã Tân Lỹ (Lạc Sơn) sử dụng vật liệu mới xây dựng nhà sàn mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Cuối năm 2020, trên nền nhà ở cũ, gia đình ông Quách Văn Khiệm ở xóm Câu hoàn thiện công trình nhà sàn bằng bê tông vững chãi, thuộc diện khang trang, bề thế nhất xóm. Tính ra từ lúc khởi công đến khi dọn vào ở, toàn bộ chi phí thuê nhân công, mua nguyên vật liệu ngót 1,1 tỷ đồng. Ông Khiệm tự hào: Nhà sàn là tài sản lớn nhất mà gia đình tôi đã dành dụm cả đời, bán cả đàn trâu béo để dựng nên. Mặc dù đời sống hiện đại, ở nhiều nơi, người Mường chuyển sang ở nhà xây mái bằng, nhà cao tầng… nhưng người dân quê tôi vẫn giữ nếp nhà sàn, lối kiến trúc 1 gian, 2 chái như truyền thống. Trong ngôi nhà này, ông bà, cha mẹ, con cái ngày ngày quây quần. Mọi sinh hoạt trong gia đình vẫn diễn ra bình dị.

Xóm Câu cũng là một trong những khu dân cư tiêu biểu mà hầu hết người dân đều gìn giữ phong tục ở nhà sàn. Ngoài hộ ông Quách Văn Khiệm, nhiều gia đình khác cũng làm được nhà sàn to đẹp, như hộ các ông: Quách Văn Hiền, Bùi Văn Điền, Quách Văn Tân… Hơn 80% trong tổng số 171 hộ dân của xóm đang sinh hoạt trong nếp nhà sàn, kết cấu bằng bê tông. Các gia đình còn chú trọng tạo cảnh quan cho công trình nhà sàn thêm mềm mại, hài hòa với thiên nhiên bằng hàng cau, giàn trầu, vườn mía tím hay vườn bưởi đỏ, bưởi Diễn xum xuê hoa trái.

Trên địa bàn xã còn có ngôi nhà sàn bê tông to, đẹp của ông Bùi Văn Lợi ở xóm Cai là ngôi nhà mơ ước của nhiều người. Ngoài yếu tố về không gian, ngôi nhà đáp ứng nhiều tiện ích, tạo môi trường sinh hoạt chung cho cả gia đình với nhiều gian ở tầng trên và tầng dưới. Ông Lợi cho biết: Nhà sàn từ gỗ nguyên bản dễ bị mối mọt, lâu lâu phải thay, tháo các bộ phận hỏng vừa tốn kém mà nguyên vật liệu khó kiếm. Đi cùng xu hướng mới, gia đình tôi lựa chọn nhà sàn bê tông vì có nhiều ưu việt, bền mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Mường.

Theo đồng chí Bùi Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã, ở nhà sàn là phong tục đã có từ thời xa xưa. Trước đây, nhà sàn được làm hoàn toàn bằng gỗ. Tuy nhiên, những năm gần đây, đứng trước nguy cơ "chảy máu” tài nguyên rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực ngăn chặn các hành vi phá rừng lấy gỗ. Đồng thời, động viên, khuyến khích người dân sưu tầm vật liệu khác, tránh sử dụng đến nguồn gỗ tự nhiên. Cùng thời gian này, một người dân ở xóm Nạch đã nảy sinh ý tưởng làm nhà sàn từ bê tông. Ý tưởng được hiện thực hóa và nhân rộng, tạo bước phát triển mới đối với công trình nhà ở tại địa phương.

Đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua, Nhân dân trên địa bàn xã tích cực thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhất là trong nếp ăn, nếp ở. Với hơn 90% hộ dân tộc Mường, trên 70% tổng số hộ dân toàn xã vẫn ở nhà sàn, 30% hộ làm nhà xây, đã xóa xong nhà tạm. Đặc biệt, với việc tạo không gian thoáng mát cùng nhiều tiện ích mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, nhà sàn bê tông không chỉ được nhiều người dân trên địa bàn xã lựa chọn mà còn lan rộng ở các gia đình vùng Mường khác như Tân Lạc, Yên Thủy, TP Hòa Bình.

Bùi Minh

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục