(HBĐT) - Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.

 


Thầy mo Bùi Hồng Bào, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện nghi lễ mo.

Mo Mường là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian được thực hành trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng của người Mường, không gian diễn xướng của mo diễn ra trong đời sống cộng đồng, trong từng gia đình nhằm thực hành một nghi lễ nào đó. Chủ thể thực hành mo Mường là ông mo, thầy mo (hoặc ông Tlượng) - những người nắm giữ tri thức mo, không những thuộc lòng hàng vạn câu mo, mà còn thông thạo nghi lễ, tập quán. Trong xã hội Mường, ông mo là những trí thức dân gian, là người có uy tín trong cộng đồng.

Qua khảo sát cho thấy có 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Một trong những nhóm nghi lễ đặc biệt nhất thể hiện đầy đủ và tập trung giá trị cốt lõi của mo Mường là mo tang lễ với hàng chục nghìn câu thơ, văn vần được diễn xướng 12 ngày đêm trong tổ chức tang lễ cổ truyền của người Mường. Các câu thơ, văn vần này được chia thành các cát mo, có nơi gọi là roóng mo (trong văn học gọi là các chương, hồi). Hiện nay, có nhiều bản mo được sưu tầm, song có 3 bản mo chính, đã được sưu tầm và xuất bản có dung lượng và quy mô lớn.

Để bảo tồn và phát huy tốt di sản văn hóa phi vật thể, những năm gần đây, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản quan trọng trên lĩnh vực văn hóa, trong đó xác định mo Mường là một trong những di sản cần bảo tồn, giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 chỉ rõ: "Chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc, tổng hợp kết quả kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa trình Bộ VH-TT&DL quyết định công nhận mo Mường, chiêng Mường là di sản văn hóa cấp quốc gia; xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Sử thi mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo mo Mường Hòa Bình; xây dựng kế hoạch lập Hồ sơ khoa học di sản văn hóa mo Mường Hòa Bình trình Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản cấp quốc gia, tiến tới đề nghị Chính phủ trình UNESCO công nhận mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Từ năm 2016 trở lại đây, nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội về những giá trị văn hóa mo Mường đã từng bước thay đổi, nhất là sau khi mo Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chỉ thị số 08, ngày 20/1/2016 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được ban hành. Năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt và ban hành 2 đề án: Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu dân tộc Mường giai đoạn 2018 – 2030” và đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường Hòa Bình giai đoạn 2019 – 2025 và những năm tiếp theo”...
Các cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản mo Mường nói riêng một cách khoa học. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân về giá trị của di sản, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ các di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mo Mường. Công tác sưu tầm, biên soạn tài liệu về mo Mường được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, tỉnh lập hồ sơ xem xét công nhận nghệ nhân mo Mường đạt danh hiệu nghệ nhân ưu tú theo quy định. Công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị đặc sắc của mo Mường tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Nhiều chuyên gia, nhà khảo cổ học thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về giá trị của mo Mường, nguồn gốc mo Mường trong mối quan hệ với thế giới quan, những ảnh hưởng tích cực của mo Mường đối với đời sống xã hội...

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung và di sản mo Mường nói riêng hiệu quả ngày càng cao, các ngành chức năng và các cấp chính quyền triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản một cách khoa học. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân về giá trị của di sản. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mo Mường nói riêng.

 Đỗ Hà

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục