(HBĐT) - Tháng 7/2022, tỉnh Hòa Bình đón mừng di sản Lịch thẻ tre khaw Doi (khao Roi) - sao Roi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vui lớn không chỉ của người Mường mà là của người Việt cổ, của dân tộc Việt Nam, vì đây là tri thức dân gian đặc sắc từ thời xa xưa còn được người Mường lưu giữ và ứng dụng phục vụ đời sống cho đến ngày nay.

Cùng là lịch được khắc trên các thẻ tre, song mỗi vùng Mường ở Hòa Bình lại có những tên gọi khác nhau. Vùng huyện Tân Lạc, Cao Phong gọi là khéch Doi - sách Đoi, lịch Đoi; vùng Lạc Sơn gọi là khéch Roi - sách Roi; một số nơi khác gọi là fác bén -   khắc dấu.

Trong tiếng Mường cổ có nhiều biến âm, trong đó danh từ khéch Doi - sách Đoi, lịch Đoi là danh từ cổ, tiếng nói cổ của người Mường, trong tỉnh Hòa Bình, bộ lịch này còn được sử dụng nhiều ở vùng Tân Lạc và Cao Phong. Một điểm nữa, tiếng Mường vùng Mường Bi - Tân Lạc không nói được chữ "r”, họ thường nói thành "h” hay "d - đ”, vì thế "Roi” nói thành "Doi - Đoi”.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Mường Bùi Nợi: Ở Mường Bi tên gọi là lịch khao Đoi. Đoi - roi trong tiếng Mường Bi là động từ, chỉ khi dùng động tác khá vắt vẻo trong không gian để bước qua, ví dụ: Đoi - roi qua cầu, đoi - roi qua bờ ruộng (nâ̭m na̒), mèo đoi - roi qua mái danh (dôổng pải)…

Ngoài ra còn một số bộ lịch khác cũng được ghi trên thẻ tre như: Lịch kon rác - lịch con nước... Trong bài viết này chúng ta chỉ nói về lịch Khao Roi.

Trong thế giới cổ đại, trước khi con người phát minh ra giấy viết, ở Phương Đông, cụ thể là người Hán và người Mường đã sử dụng cây tre chế tác sơ bộ làm nên loại giấy viết để ghi chép ký tự, lưu trữ các thông tin nhằm phục vụ cho đời sống của mình. Trong đó người Mường sử dụng các thanh tre để ghi lại ngày tháng, làm nên thứ lịch rất đặc biệt.

Hơn nghìn năm qua, bộ lịch này được lưu giữ trên 12 thanh tre dài chừng 25 cm đến hơn 30 cm. Trên các thanh tre khắc 30 khắc tượng trưng 30 ngày trong tháng theo lịch Trăng, trên các ngày có khắc các ký hiệu, biểu tượng nói về lịch tiết và các yếu tố được cho là chi phối trong ngày đó hoặc chỉ hiện tượng thiên văn, quỹ đạo mặt trăng giao hội cùng sao Roi (Đoi - Tua Rua).

Ngă̒i khaw Roi (khaw Đoi) - sao Roi  (Tua Rua) dân gian thường gọi tắt là ngày Roi (Đoi) - ngày của sao Roi, người Mường Bi - Tân Lạc gọi là Đoi. Sao Roi chính là sao Tua Rua.
Tua Rua là tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 (Pleiades) trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Sang tháng 9, tháng 10 âm lịch Tua Rua mọc lúc chập tối từ chân trời phía Đông.

Trong văn hóa Mường, khaw Roi còn có tên khác gọi là khaw chiểm ủn - sao trông em. Vì chòm sao mờ được tưởng tượng có dáng như e bé ngồi. Khaw Đụm - sao Chùm vì trông như một chùm quả.
Nhìn bằng mắt thường, Tua Rua là một đám nhỏ gồm nhiều sao mờ, rất dễ nhận thấy. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ.

Vào thời kỳ sơ sử thời Văn hóa Phùng Nguyên khi con người phát hiện ra kim loại đồng, lúc này người Việt cổ từ trên vùng núi bắt đầu di cư xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong mo sử thi Đẻ đất - Đẻ nước được hình tượng hóa bằng việc Dịt Dàng mang binh Mường xuống làm vua ở đất Kinh Kỳ Tam Tam Quan Kẻ Chợ. Nhờ có kim loại đồng làm công cụ nên việc canh tác nông nghiệp trồng lúa nước đã đạt đến trình độ cao, năng suất lao động trong nông nghiệp được cải thiện, nâng cao hơn các thời kỳ trước. Đỉnh cao chính là Văn hóa Đông Sơn rực rỡ trên vùng Bắc Bộ Việt Nam cách ngày nay hơn 2.500 năm.

Cách ngày nay khoảng hơn 3.000 - 4.000 năm, khi cư dân Việt cổ từ vùng núi dần xuống chiếm lĩnh đồng bằng Bắc Bộ màu mỡ, lúc này phương thức sản xuất săn bắt, hái lượm, đặc biệt là nông nghiệp dần đạt đến sự hoàn thiện, việc canh tác lúa nước trở thành nền tảng chính phương thức sản xuất khi đó. Tuy nhiên, các vấn đề về thời vụ, thời điểm quan trọng trong nông nghiệp luôn là vấn đề người Việt cổ rất quan tâm. 

Hàng nghìn năm qua, kể từ thời tiền sử ăn hang, ở hốc, người tiền sử Văn hóa  Hòa Bình đã biết quan sát bầu trời, quan sát sự vận động của mặt trời, ban đêm nhìn bầu trời quan sát mặt trăng và các vì sao. 
Bằng chứng khoa học cho thấy, việc quan sát bầu trời, cảm nhận thời tiết mưa - gió, nóng - lạnh, hướng gió - hướng nắng… được người nguyên thủy thời kỳ Văn hóa Hòa Bình rất để ý, và họ đã ứng dụng rất hiệu quả phục vụ cho cuộc sống của mình.

Cư dân nền Văn hóa Hòa Bình (có niên đại cách ngày nay từ khoảng trên 20.000 - 7.500 năm cách ngày nay) rất có ý thức trong việc lựa chọn hang động làm nơi cư trú. Theo thống kê của nhà khảo cổ học, giáo sư Nguyễn Khắc Sử thì trong 72 di chỉ hang động ở Hòa Bình có tới hơn 60% di tích nằm trên độ cao 10 - 20 m so với mặt thung lũng. Cùng trong số đó có 68% số hang động hướng về phía Đông - Nam hoặc Tây - Bắc…

Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thì việc lựa chọn trên là tối ưu, vì lên cao người tiền sử Hòa Bình sẽ hạn chế được sự tấn công của các loại côn trùng, như ruồi, muỗi, vắt, các loại sâu, bọ… Dưới thung lũng mật độ côn trùng dày đặc hơn, sự tấn công mạnh và đông hơn. Hướng Đông - Nam hoặc Tây - Bắc sẽ nhận được tối đa nhiệt và ánh sáng từ mặt trời, mặt trăng… vào các mùa trong năm.

Để có lựa chọn như trên, chứng tỏ người Hòa Bình tiền sử đã hàng nghìn năm quan sát bầu trời, cảm nhận thời tiết mưa - gió, nóng - lạnh, hướng gió - hướng nắng… Dần đúc rút thành kinh nghiệm và ứng dụng trong việc lựa chọn các hang động làm nơi ở của mình. Về sau chuyển sang các giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn được tiếp tục và con người tìm ra đường đi (nay gọi theo Hán - Việt là quỹ đạo) và quy luật mọc - lặn, đi - qua - bầu trời của Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao… theo các mùa trong năm. Căn cứ theo Mặt trăng khuyết - tròn - khuyết… họ đặt ra tháng, từ tháng định ra năm… Đặc biệt, họ quan sát thấy chòm sao mờ khaw Roi (Đoi) luôn mọc ở phương Đông, hướng Mặt trời mọc vào buổi sáng, họ nhận thấy mùa gieo mạ đã đến.

Như chúng ta đều biết, người phương Bắc tôn thờ sao Hôm và đặc biệt là sao Bắc cực, vì là cư dân nông nghiệp chăn nuôi gia súc trên các thảo nguyên mênh mông, ban ngày có mặt trời nên việc quan sát phương hướng khá dễ dàng, nhưng về ban đêm thì rõ ràng việc nhận biết phương hướng rất khó khăn, chỉ có cách quan sát các vì sao trên bầu trời. Sao Hôm mọc đầu hôm và lặn nhanh, chỉ có sao Bắc cực ở nguyên vị trí, không bao giờ thay đổi qua các mùa. Còn với người Việt cổ, do là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên việc tôn thờ mặt trời, nhìn sao Roi (Đoi) - Tua Rua (sao Mạ) để biết được mùa gieo mạ, để cày vỡ đất, chuẩn bị cho vụ mùa là việc rất quan trọng. 

Thế nên người Mường lấy tên cụm sao mờ Tua Rua -  khao Roi (Đoi) để đặt tên cho bộ lịch thẻ tre mà chúng ta biết đến ngày nay. 

Bùi Huy Vọng (TTV)

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục