(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 7 km, xã Mai Hạ (Mai Châu) có 5 khu dân cư, 711 hộ, 2.784 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm trên 80%. Đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo chuyển biến trong phát triển KT-XH của địa phương.


Đội văn nghệ xóm Lầu, xã Mai Hạ (Mai Châu) biểu diễn văn nghệ trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022.

Đồng chí Vì Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hạ cho biết: "Thời gian qua, xã chú trọng chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa. Năm 2022, xã có 5/5 xóm được công nhận khu dân cư văn hóa, 559 hộ gia đình văn hóa, đạt gần 80%; 458 hộ gia đình văn hóa 3 năm liên tục, đạt 82%”.

Khu dân cư xóm Lầu có 166 hộ, 683 nhân khẩu. Xóm có 1 chi bộ Đảng với 30 đảng viên. Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, diện mạo xóm có nhiều đổi thay tích cực. Nhân dân đoàn kết, đồng lòng xây dựng đời sống mới, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện, xóm còn 8 hộ nghèo, chiếm 4,8%; gần 100% hộ có phương tiện nghe nhìn hiện đại; xóm có 22 ô tô; 100% người dân có thẻ BHYT. Qua bình xét, có 143/166 hộ đạt gia đình văn hóa, 125/166 hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục. Người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đường ngõ xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự địa bàn được giữ vững.

Mai Hạ đã triển khai các phong trào, cuộc vận động tại khu dân cư với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân được cải thiện. Nổi bật như các phong trào, cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Thanh niên lập thân, lập nghiệp”, "Cựu chiến binh chung sức xây dựng nông thôn mới”… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp cho hiệu quả kinh tế khá, thu nhập ổn định. Hiện, xã duy trì nghề nấu rượu ngô truyền thống; từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "dưa hấu Mai Hạ”. Toàn xã canh tác 50 ha dưa hấu, năng suất đạt 20 tấn/ha, được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Nhiều hộ canh tác theo quy trình VietGAP đã nâng cao giá trị sản phẩm, khẳng định thương hiệu dưa hấu Mai Hạ trên thị trường, vươn xa tới các tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Từ năm 2022 đến nay, bằng các nguồn lực đầu tư và xã hội hóa, Mai Hạ chú trọng sửa chữa, nâng cấp, cứng hóa đường giao thông, huy động người dân phát quang hai bên đường dài 11,3 km; nạo vét, khơi thông rãnh 5,8 km, đào đắp 9,5 m3 với 1.360 ngày công. Từ một xã còn nhiều khó khăn, nhờ sự đồng lòng của người dân, sự quan tâm của các cấp, các ngành đã giúp xã chuyển mình rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 47,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,06%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 98%, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn; đường liên xã, liên xóm được bê tông hóa 100%; đường trục ngõ, xóm được bê tông hóa trên 90%; lao động có việc làm qua đào tạo đạt 70%... Xã có 1 xóm nông thôn mới kiểu mẫu, 1 vườn mẫu. 

Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được quan tâm, phong tục tập quán các dân tộc được bảo tồn. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra thường xuyên, tạo khí thế sôi nổi, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.


Hoàng Anh

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục