Tối 2/9, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày Lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Việt Nam-Niềm tin ngời sáng" nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).


Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật "Việt Nam-Niềm tin ngời sáng".

Cách đây 78 năm, trong những ngày mùa thu lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước Quốc dân đồng bào và toàn thế giới "Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện trọng đại này là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

Ngay sau khi thành lập nước, trước dã tâm xâm lược đất nước ta một lần nữa của kẻ thù, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Người khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đồng bào cả nước đã phải tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu để giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, với khí thế "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”.

Cả nước lại đồng lòng, chung sức tiếp tục chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, để cùng làm nên một Điện Biên năm 1954 "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Tốp ca trình bày một tổ khúc trong chương trình.

Sau Hiệp định Genève, miền bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng đồng bào miền nam lại phải tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ suốt hơn 21 năm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả hai miền nam, bắc luôn kiên định trước kẻ thù hung bạo để dẫn đến thắng lợi hoàn toàn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam kết thúc thắng lợi. Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ đó, nhân dân thành phố Sài Gòn-Gia Định đã phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân thành phố, ngày 2/7/1976, Quốc hội đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết nghị đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

Kể từ đây, thành phố vinh dự, tự hào được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã bước vào công cuộc kiến thiết, xây dựng lại thành phố theo hướng: văn minh, hiện đại, nghĩa tình.


Hai ca sĩ Mai Hiền Xuân, Thùy Trinh trình bày ca khúc "Lời ca dâng Bác" (sáng tác Trọng Loan).

Thông qua các ca khúc đi cùng năm tháng, chương trình nghệ thuật khắc họa 78 năm một chặng đường trải dài qua hai thế kỷ, từ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ khí thế cách mạng ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền mùa thu năm xưa đã dệt nên một trang sử hào hùng bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Tại chương trình, đông đảo khán giả đã được thưởng thức các ca khúc: Ba Đình nắng, Hành quân xa, Đường lên phía trước, Giải phóng Điện Biên, Tự nguyện, Dậy mà đi, Tổ quốc ơi ta đã nghe, Tiếng gọi sinh viên, Lời ca dâng Bác, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Hát cho dân tôi nghe, Người đợi người, Lá đỏ, Đất nước trọn niềm vui, Như có Bác trong ngày vui đại thắng… qua phần thể hiện của các ca sĩ, nhóm nhạc như: Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Minh Tâm, Nghệ sĩ Ưu tú Ánh Tuyết, Thanh Sử, Phạm Trang, Phạm Thế Vĩ, Phan Ngọc Luân, Thùy Trinh, Mai Hiền Xuân, Trung Quang, nhóm Lạc Việt…

Sau khi kết thúc phần 1, phần 2 chương trình được diễn ra phục vụ khán giả với nhiều ca khúc sôi động qua sự thể hiện của các ca sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Vicky Nhung...

Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục