Cách đây 65 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Bác Hồ tại Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II về việc các tỉnh, thành phố miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành phố miền Nam, ngày 3/4/1960, tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh). Đây là mốc son lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh, thành phố.


Di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn) - nơi 45 cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc thực hiện khai khẩn đất hoang, phát triển kinh tế đã trở thành điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Hòa Bình đã thực hiện sáng tạo phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định kết nghĩa với khẩu hiệu "Gia Định cần người, Hòa Bình có người; Gia Định cần của, Hòa Bình có của”, "Dù cho khe suối có cạn, cây rừng Hòa Bình hết lá thì các dân tộc Hòa Bình vẫn nguyện giữ trọn lòng son sắt với quân dân Gia Định anh em”. Được tình nguyện kề vai, sát cánh chiến đấu cùng đồng bào, chiến sỹ miền Nam, đồng bào, chiến sỹ Gia Định là khát vọng và lý tưởng cao đẹp của lớp lớp thanh niên Hòa Bình. Đã có trên 100 bà mẹ, người vợ chích tay lấy máu viết đơn xin cho chồng, con đi chiến đấu. Từ năm 1965 - 1968, tỉnh Hòa Bình có hơn 1 vạn thanh niên vượt ngàn dặm Trường Sơn vào chi viện chiến trường miền Nam, lập nên những chiến công anh dũng. Nhiều người con Hòa Bình đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hướng về miền Nam, hướng về Gia Định thân yêu, Nhân dân tỉnh Hòa Bình ra sức thi đua lao động, sản xuất, khẩu hiệu: "Hòa Bình đổ giọt mồ hôi để cho Gia Định bớt rơi máu đào”, "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định kết nghĩa” đã được quân và dân tỉnh Hòa Bình hăng hái thực hiện bằng tinh thần nhiệt huyết và cả trái tim. Gia Định - Hòa Bình đã trở thành anh em ruột thịt, thân thiết, gần gũi bên nhau trong đời sống, trong chiến tranh. Mỗi một thắng lợi đấu tranh của đồng bào Gia Định chống Mỹ - Diệm trong Nam càng cổ vũ, thúc đẩy thêm nhiều thắng lợi của đồng bào tỉnh Hòa Bình ra sức góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Năm 1959, tỉnh Hòa Bình vinh dự được Trung ương chọn để xây dựng cơ sở Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy). Cũng trong kháng chiến chống Mỹ, Trường Học sinh dân tộc miền Nam số 11 đặt cơ sở tại huyện Tân Lạc, quy mô trên 1.000 học sinh. Những người con quê hương Gia Định khi ra Hòa Bình học tập, công tác nhận được tình cảm yêu thương, đùm bọc thắm tình ruột thịt và coi Hòa Bình là quê hương thứ hai của mình. Sau ngày đất nước thống nhất, có những người trở về miền Nam tham gia xây dựng quê hương. Nhiều cán bộ ở lại tỉnh Hòa Bình sinh sống, làm việc, cống hiến, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình. Cán bộ tập kết có thời gian công tác tại tỉnh Hòa Bình và học sinh Trường Cán bộ dân tộc miền Nam sau này trở thành những "hạt giống đỏ” của công cuộc kháng chiến và dựng xây đất nước, như Anh hùng Hồ Thị Bi, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Định, nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình; đồng chí Ksor Phước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Anh hùng Núp; Thiếu tướng Tô Ký, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 7, nguyên Tỉnh Đội trưởng Sài Gòn - Gia Định, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự T.Ư, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 3… Những người con quê hương Hòa Bình ở Gia Định, những cán bộ Gia Định tập kết ra Hòa Bình đã trở thành cầu nối, sợi dây gắn kết bền chặt tình nghĩa keo sơn giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh, thành phố.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, tình cảm kết nghĩa giữa Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân hai tỉnh, thành phố luôn được kế thừa và có nhiều kỷ niệm gắn bó. Vào tháng 10/2016, đoàn công tác Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã thăm và làm việc tại tỉnh ta. Trong không khí thắm tình đoàn kết, hai bên cùng ôn lại truyền thống kết nghĩa Hòa Bình - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lãnh đạo 2 địa phương đã nhấn mạnh: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, truyền thống kết nghĩa giữa tỉnh Hòa Bình và TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục được kế thừa, phát huy bằng những hành động thiết thực. Cụ thể là thường xuyên thông tin, giao lưu trao đổi kinh nghiệm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường sự hiểu biết, thắt chặt hơn nữa tình cảm, bồi đắp truyền thống giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh, thành phố. Mỗi tỉnh, thành phố cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đối với các di tích lịch sử cách mạng của đồng bào miền Nam tại tỉnh Hòa Bình như Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy), di tích lịch sử nơi Bác Hồ về thăm chiến sỹ Khám Chí Hòa tại huyện Lương Sơn cần tiếp tục được quan tâm, lãnh đạo đầu tư, khôi phục. Hai địa phương quan tâm thống nhất họp bàn, có những mục tiêu, phương hướng cụ thể để mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa hai tỉnh, thành phố.

Trong khuôn khổ chuyến thăm tại Hòa Bình, đoàn công tác của Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tìm hiểu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại tỉnh như: thuận lợi về kết cấu hạ tầng, tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; tiềm năng phát triển công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, du lịch - dịch vụ; tài nguyên du lịch nhân văn và tiềm năng về nguồn nhân lực… Lãnh đạo Thành ủy TP Hồ Chí Minh đánh giá cao về mối quan hệ keo sơn, nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định; những hy sinh, cống hiến của đồng chí, đồng bào cả nước trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, giải phóng Sài Gòn, trong đó có quân và dân tỉnh Hòa Bình. Mong muốn mối quan hệ giữa 2 tỉnh, thành phố tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, toàn diện, hiệu quả hơn.


Dương Liễu


Các tin khác


Khai mạc Triển lãm ảnh về Đại thắng mùa Xuân 1975

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), chiều 27/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng các đơn vị tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh với chủ đề "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” và "Tự hào một dải biên cương”.

Công diễn các tiết mục đặc sắc tại Liên hoan tiếng hát Hội Cựu chiến binh thành phố Hòa Bình

Hội Cựu chiến binh (CCB) thành phố Hoà Bình vừa tổ chức công diễn các tiết mục đặc sắc tại Liên hoan tiếng hát Hội CCB thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước với chủ đề "Hồi ức sáng mãi”.

Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng chào mừng các ngày lễ lớn

Tối 25/4, tại xã Kim Bôi (Kim Bôi), Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Kim Bôi tổ chức Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng năm 2025 chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Tối 26/4 sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” và bắn pháo hoa tầm cao

Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh Hoà Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI” - nơi hội tụ những thanh âm lịch sử, những giai điệu của tình yêu quê hương và khát vọng hòa bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục