Một trong những di tích quý của cố đô Huế là trống Đăng Văn. Trống Đăng Văn là biểu hiện sự nghiêm minh của công lí. Đồng thời trống Đăng Văn thể hiện được tính dân chủ. Tiếng kêu của trống là tiếng kêu của dân đến tận tai nhà vua. Không phải tiếng kêu ấy chỉ để nghe, để thấy, mà điều quan trọng bậc nhất là được thực hiện ngay.

 

Đời vua Tự Đức, nhà vua đã cho dựng trống Đăng Văn. Trống Đăng Văn treo ở Ty Tam Pháp (đoạn giữa cửa Thượng Tứ và cửa Ngăn tại Huế). Nội dung tiếng trống Đăng Văn như sau: Sau khi đã xử tòa các cấp mà đương sự vẫn cảm thấy mình bị oan, thì được đến lầu đặt trống Đăng Văn, đánh ba tiếng dõng dạc, rồi tiếp sau ba tiếng trống ấy là một hồi vang vọng. Viện Đô Sát và Đại Lý Sự mỗi tháng ba ngày: Mồng sáu, mười sáu, hai mươi sáu cứ ra trực ở chòi trống. Hễ có ai đến đánh trống thì nhận đơn kêu oan đưa thẳng lên nhà vua.

Tự Đức ra lệnh: Trong Kinh thành không một ai được đánh trống để nhà vua ngự trong Đại Nội khỏi bị nghe nhầm với tiếng trống Đăng Văn. Nghe thấy tiếng trống, dù lúc ấy nhà vua đang làm gì cũng chuẩn bị sẵn sàng nhận đơn kêu oan kịp thời của Viện Đô Sát và Đại Lý Sự đưa vào. Nhà vua đọc xong, sẽ tự phê ngay trên đơn và đưa xuống Ty Tam Pháp xét xử ngay. Nếu kiện đúng, nhà vua sẽ phán quyết. Để đề phòng bọn gây rối đánh trống náo loạn kinh thành, người đánh trống sẽ phải tự trói tay chân mình lại để khẳng định tiếng trống Đăng Văn ấy đúng là của mình đánh. Chính mình là nhân chứng của mình. Mình phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của tiếng trống ấy.

Một chuyện cũ kể lại rằng: Một hôm trống Đăng Văn rung lên, người của Ty Tam Pháp liền ra tiếp dân. Vào phòng tro trống thấy một người đàn bà nước mắt lưng tròng, đầu đội lá đơn kêu oan. Gạn hỏi được biết người đàn bà ấy là Nguyễn Thị Tồn, vợ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Bà vừa chèo ghe bầu từ Nam Bộ ra xin minh oan cho chồng. Theo thường lệ, bà Nguyễn Thị Tồn tự trói chân tay mình lại. Và trong khi chờ đợi lá đơn của bà được đưa vào vua Tự Đức xem xét, thì bà bị nhốt vào nơi quy định. Vua Tự Đức đọc lá đơn, không để cho người đội đơn phải chịu lắm phiền hà, nhà vua phê ngay và cho trực thần chuyển xuống Ty Tam Pháp, kịp thời xét nghị.

Một chiếc trống cổ ở Huế , tang trống rất lớn (đường kính chỗ giữa thân tới hơn 1,4m).

Nội vụ được kể đầu đuôi như sau: Bùi Hữu Nghĩa là một thủ khoa trường Gia Định năm 1835. Năm 1836 ông ra Huế thi hội, nhưng không đỗ. Ông được nhà vua cho về làm tri phủ Phước Long Biên Hòa. Vốn là một nhà nho liêm khiết, trung thực, ông không chịu luồn cúi tư vị bất cứ một người nào. Bọn con ông cháu cha ỷ lại quyền thế hà hiếp nhân dân thường bị ông trừng trị thích đáng. Lúc bấy giờ có tên em vợ Bố Chánh Truyện hay hống hách, ông cũng không nể nang. Một hôm, nhân một cử chỉ vô lễ của hắn, ông cho lính đánh hắn một trận nên thân. Như thế cũng chưa vừa, ông đánh thêm hắn năm roi nữa rổi giải về phụ huynh cảnh cáo hành vi không biết dạy con cái....

Bố Chánh Truyện cảm thấy Tri phủ Bùi Hữu Nghĩa làm thế là dằn mặt mình, hắn giận lắm và rắp tâm trả thù. Thế rồi cơ hội đã đến. Nguyên địa phương của Tri phủ Bùi đảm trách có rạng Lang Thé thuộc đất Trà Veng nơi Gia Long bị Tây Sơn đuổi chạy đã đến ẩn và được dân che chở, nuôi dưỡng. Khi lên ngôi, nhớ ơn xưa nhà vua đã tha thuế rạch Lang Thé cho dân địa phương. Quyền lợi đó được duy trì qua nhiều đời. Đến đời Tự Đức, bọn Hoa kiều thấy nguồn lợi lớn, bèn đem tiền đút lót Tổng đốc Uyển và Bố Chánh để cho chúng độc quyền khai thác. Bị cướp mất nguồn sống, dân địa phương đưa đơn kiện lên cửa phủ Phước Long. Bùi Hữu Nghĩa nghị xét và trong một buổi tiếp xúc với dân, ông nói: Rạch Lang Thé vua Thế Tổ cho các người không lấy thuế, các người cứ giữ lấy. Nay có ai lớn hơn vua Thế Tổ phê giấy bán rạch ấy thì các người mới cam chịu. Còn như nếu ai nhỏ hơn vua đứng ra phê giấy bán rạch ấy thì chém đầu cũng không sao.

Được tri phủ đứng về phía mình, dân Lang Thé nổi lên chống người Hoa kiều vừa đến chiếm rạch Lang Thé. Hai bên giằng co, tám người Hoa kiều bị đánh chết. Nhiều người bị bắt khai rằng sỡ dĩ có cuộc đấu tranh ấy là do lời xử của tri phủ Bùi. Bố Chánh Chuyện đã căn cứ vào đó cho lính bắt đóng gông Bùi Hữu Nghĩa dẫn về Gia Định. Tổng đốc Uyển và Bố Chánh Truyện dâng sớ về kinh đô buộc Bùi Hữu Nghĩa tội chết vì đã kích dân làm loạn và sinh chuyện chết người. Đứng trước nỗi oan của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không ngại đường xa nguy hiểm, chèo ghe bầu ra Huế đánh trống Đăng Văn xin minh oan cho chồng. Khi sự thực được phanh phui, vua Tự Đức phê: “Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa song phải quân tiền hiệu lực lập công chuộc tội”. Nghe chuyện bà Nguyễn Thị Tồn, bà Từ Dũ - mẹ Tự Đức - cho mời bà thủ khoa vào nội, khen ngợi và ban cho một tấm biển đề: “Liệt phủ khả gia”.

Cố đô Huế.

Rõ ràng trống Đăng Văn là một di tích văn hóa ít có trên trái đất. Nó thể hiện được diện mạo dân chủ mà nhân dân mong muốn. Nó biểu hiện vua, tôi, dân một lòng, thể hiện chính quyền biết lấy dân làm gốc, là một biểu hiện của một xã hội tiến bộ.

Rất tiếc đến nay chòi và trống Đăng Văn đã mất. Nếu trống Đăng Văn được tôn tạo, phục hồi, chắc chắn Huế sẽ có thêm một địa chỉ văn hóa đầy ý nghĩa và sẽ rất hấp dẫn khách du lịch.       

    

                                                                               Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục