Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Năm 2011 được chọn là Năm Thanh niên vì đây là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và tuổi trẻ Việt Nam. Nhiều hoạt động thiết thực đã được Trung ương Đoàn triển khai để Năm Thanh niên thực sự có ý nghĩa.

Theo thông tin từ Hãng phim Giải Phóng, bộ phim tài liệu “Thời trẻ trung sôi nổi” do hãng thực hiện theo đơn đặt hàng của Cục Điện ảnh đang được xem xét để trở thành bộ phim của Năm Thanh niên. “Thời trẻ trung sôi nổi” (kịch bản Lê Quý Phúc, đạo diễn Đỗ Tín) kể về một thời gian khó nhưng hào hùng của một thế hệ thanh niên TPHCM, những chiến sĩ thanh niên xung phong (TNXP) trong những năm đầu đất nước thống nhất.

Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Làm phim về TNXP không mới, nhiều bộ phim về TNXP đã được thực hiện từ thể loại phim truyện, phim ca nhạc đến phim tài liệu và hầu hết các phim đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả bởi vốn dĩ cuộc sống hào hùng của những gương mặt trẻ trung ấy vẫn luôn tồn tại trong ký ức của mọi người dân. Đó cũng chính là một thách thức đối với ê kíp làm phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Đạo diễn Đỗ Tín cho biết: “Làm phim về TNXP khá khô khan nhưng chúng tôi đã cố gắng để bộ phim đạt được sự lãng mạn, trẻ trung, sôi nổi, với những nụ cười và cả những giọt nước mắt…”. Hàng chục thước phim tư liệu đã được sử dụng, mang lại cho bộ phim những minh chứng chân thực, hào hùng. Đoàn phim cũng đã hợp tác với nhiều cựu TNXP, chính là những nhân chứng sống động của thời kỳ ấy.

Nhắc lại kỷ niệm xưa, ai cũng rưng rưng xúc động và tự hào. Những tâm sự mộc mạc, giản dị khi kể lại lý do của cái tuổi mười tám, đôi mươi vừa rời ghế nhà trường nhưng chấp nhận dấn thân đến những vùng đất hoang vu, vùng rừng heo hút để khai hoang, để hồi sinh và thắp sáng cuộc sống khiến người xem xúc động.

Cựu TNXP bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy kể: “Vừa rời ghế nhà trường, chưa lao động quen, đi TNXP phải làm đủ thứ việc, cực khổ quá muốn bỏ về thành phố nhưng nhờ sinh hoạt tập thể, chi đoàn mà say mê lúc nào không hay”; nhà thơ Đỗ Trung Quân ban đầu ra đi chỉ vì lý do tránh cho gia đình đông con một gánh nặng, nhưng cựu TNXP ấy giờ đây tràn đầy niềm tin vào thế hệ trẻ “đừng coi thường thanh niên, họ có thể ăn chơi nhưng khi đất nước cần, họ sẵn sàng đứng lên”…

Ông Nguyễn Văn Ru, nguyên quân báo Quân khu Sài Gòn - Gia Định, nhớ lại: “Công việc đào kênh vất vả, sức các em rất là khủng khiếp, giữa cái nóng 11 - 12 giờ trưa nhiều em bị xỉu nhưng lúc nào tôi cũng nghe lời ca tiếng hát…”.

Đào kênh, đắp đập ở An Biên, Kiên Giang, lao động tại các nông trường Phạm Văn Hai, nông trường mía Nhị Xuân, nông trường cao su Phạm Văn Cội, nông trường Đỗ Hòa, xây dựng tuyến đường bộ Nhà Bè – Duyên Hải, nông trường cà phê Đakmin, cao su Đak R’lap… bàn chân của TNXP in dấu ở khắp nơi, họ đã góp phần xây dựng kinh tế thời hậu chiến. Không chỉ có thế, ngay khi đất nước xảy ra chiến tranh, hàng ngàn TNXP đã tình nguyện lên tuyến đầu, nhiều người đã dùng máu để viết huyết tâm thư mong được ra mặt trận.

Chỉ gói gọn trong chưa đầy 30 phút, các nhà làm phim khó kể hết những gì TNXP TPHCM đã làm được. Chắt chiu hình ảnh, chọn lọc những chi tiết thật cần thiết nhưng vẫn đảm bảo những hình ảnh, câu chuyện được chọn phải lắng đọng để lay động người xem, đó là tâm huyết của người làm phim.

Chẳng thế mà người xem bắt gặp cái bối rối của cặp vợ chồng nhạc sĩ Lê Văn Lộc khi kể lại chuyện hẹn hò của mình thời TNXP; hay tiếng khóc nức nở của những cựu TNXP ngày nào khi thăm lại bạn bè đã nằm xuống vì Tổ quốc, những gương mặt trên bia mộ mãi mãi trẻ trung như lứa tuổi mà họ hy sinh, trong khi đồng đội cũ hầu hết tóc đã hoa râm. Không chỉ là tấm gương của tuổi trẻ hôm nay mà họ đã thực sự viết lên bài ca của thế hệ mình!  

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục