Theo Reuters, ngày 21-8, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công dân và các công ty của Nga liên quan các hoạt động mà Washington cho là gây hại trên mạng và vấn đề Triều Tiên.


Quốc kỳ của Nga (bên trái) và Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hai công ty vận tải thủy và sáu tàu của Nga. Bên cạnh đó, Mỹ cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt hai công dân Nga, một công ty Nga, một công ty của Slovakia.

* Cùng ngày, phát biểu ý kiến trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ M.Billingslea nêu rõ, Washington có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang S.Skripal tại Anh hồi tháng 3 vừa qua. Theo ông, Mỹ sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt tiếp theo với nhiều mức độ cứng rắn khác nhau dựa trên cách thức phản ứng của Moscow.

* Trong khi đó, tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Thứ trưởng Tài chính Mỹ S.Mandelker cũng cảnh báo, Washington sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Theo Thứ trưởng Mandelker , những biện pháp trừng phạt của Mỹ đang tác động nặng nề đến nền kinh tế Nga, trong đó nguồn đầu tư nước ngoài bị sụt giảm mạnh.

* Phản ứng trước động thái trên của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga S.Ryabkov tuyên bố, Moscow kiên quyết phản đối việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với nước này. Ông Ryabkov cho rằng, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra dựa trên các cáo buộc "lừa dối”, đồng thời cam kết sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả. 

* Theo kết quả thăm dò mới đây do Viện Gallup (có trụ sở ở Mỹ) tiến hành và công bố ngày 22-8, có tới 58% số người Mỹ được hỏi mong muốn chính quyền cải thiện quan hệ với Nga thông qua các biện pháp ngoại giao. Trong khi đó, chỉ có 36% số người được hỏi tin vào sức nặng của các lệnh trừng phạt ngoại giao và kinh tế cứng rắn.

* Ngày 21-8, Bộ trưởng Ngoại giao Đức H.Maas tuyên bố, châu Âu nên hình thành một "đối trọng” với Mỹ khi Washington "vượt giới hạn đỏ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Maas nhấn mạnh, mục đích xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Đức là xây dựng một châu Âu có chủ quyền vững mạnh. Điều này sẽ chỉ đạt được khi các cường quốc châu Âu là Đức, Pháp hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước khác trong châu lục để tạo thế cân bằng trong quan hệ với Mỹ.

 

                 TheoNhandan

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục