Chính phủ Hàn Quốc hôm nay 23-10 đã thông qua Tuyên bố Bình Nhưỡng được ký kết tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên hồi tháng trước.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bình Nhưỡng, ngày 18-9. (Ảnh: Reuters/Pyeongyang Press Corps)

Đây là thủ tục cần thiết để Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ký và phê chuẩn thỏa thuận hòa bình này.

Tuyên bố Panmunjom của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên - thỏa thuận bao trùm của Tuyên bố Bình Nhưỡng, đang trong quá trình chờ được quốc hội phê chuẩn. Theo Bộ Luật pháp Chính phủ Hàn Quốc, Tuyên bố Bình Nhưỡng được ký kết để thực hiện Tuyên bố Panmunjom, và trong trường hợp quốc hội thông qua thỏa thuận bao trùm thì tất cả các thỏa thuận nhỏ hơn cũng sẽ được thông qua.

Tuy nhiên, đối với Tuyên bố Bình Nhưỡng, Bộ Luật pháp Chính phủ Hàn Quốc đã kết luận là không cần quốc hội nước này thông qua. Do vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua Tuyên bố này.

Chính phủ Hàn Quốc hôm nay cũng thông qua thỏa thuận quân sự đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng trước.

Như Tuyên bố Bình Nhưỡng, thỏa thuận quân sự này cũng sẽ được Tổng thống Hàn Quốc ký và phê chuẩn sớm.

Tuyên bố Panmunjom hồi tháng 4 bao gồm một loạt các thỏa thuận lớn nhằm chấm dứt "tất cả các hành động thù địch” lẫn nhau, dọn đường cho việc thúc đẩy giao lưu xuyên biên giới và theo đuổi việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên.

Tuyên bố Bình Nhưỡng làm rõ hơn Tuyên bố Panmunjom và kêu gọi một loạt các dự án hợp tác kinh tế diện rộng và nhân đạo, cũng như các chương trình trao đổi giữa hai nước. Tuyên bố Bình Nhưỡng bao gồm cam kết của Triều Tiên thực hiện các bước đi cụ thể hướng tới việc phi hạt nhân hóa.

Thỏa thuận quân sự kêu gọi việc xóa bỏ các hành động thù địch lẫn nhau nhằm giảm các căng thẳng quân sự và ngăn chặn các cuộc đụng độ bất ngờ, như dừng tất cả các cuộc tập trận gần biên giới đất liền và trên biển giữa hai bên.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục