Mối quan hệ với Thung lũng Silicon và các trường đại học Mỹ đổ vỡ, "người khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei lập tức bắt tay với một đối tác gần gũi hơn vốn đang nóng lòng biến các nghiên cứu thành tiền.


Phó Chủ tịch Huawei, Guo Ping và Chủ tịch nhà mạng Nga MTS, Alexei Kornya, trong lễ ký hợp tác trước sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc tại Điện Kremlin. Ảnh: New York Times

Lần lượt từng cánh cửa bị đóng lại. Trong 18 tháng qua, các trường đại học hàng đầu của Mỹ, bao gồm Princeton, Stanford, Đại học bang California, Berkeley đã xem xét lại mối quan hệ nghiên cứu với tập đoàn Huawei Technologies của Trung Quốc.

Quan hệ đối tác bị hủy bỏ, những tấm séc bị từ chối và các hợp đồng mới bị ngừng ký kết sau khi giới chức Mỹ gióng chuông cảnh báo về những lo ngại an ninh quốc gia tiềm tàng và các cuộc điều tra liên bang về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và vi phạm lệnh trừng phạt.

Nhưng ngay khi các mối quan hệ đối tác với Mỹ kết thúc, đại diện của Huawei đã làm việc ở phía bên kia của thế giới, mở rộng mối quan hệ với các nhà nghiên cứu và trường đại học ở một quốc gia gần nhà hơn.

Chuyển hướng sang Nga

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tại Nga, nơi xây dựng quan hệ đối tác khoa học và công nghệ với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu mới, Huawei đã bắt đầu một loạt chuyến thăm tới các trường, đưa ra đề nghị và thỏa thuận chung về hợp tác với các viện giáo dục đại học.

Công ty muốn tranh thủ các trường đại học nghiên cứu trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý dữ liệu đến công nghệ quang học và mạng đám mây. Và họ đã tìm ra những đồng minh háo hức hợp tác trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhằm thống trị trí tuệ nhân tạo và công nghệ trong tương lai.

Trong 6 tháng qua, ít nhất 8 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của Nga đã công bố quan hệ đối tác mới hoặc mở rộng với Huawei. Trong đó, 4  kế hoạch liên quan đến hợp tác nghiên cứu bao gồm truyền thông không dây, mạng thần kinh nhân tạo, học máy (machine learning), lưu trữ và xử lý dữ liệu.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là biến kiến ​​thức thành tiền và tiền thành kiến ​​thức. Chúng tôi sẵn sàng tài trợ cho nghiên cứu, ngay cả khi nó không giải quyết được các vấn đề cụ thể, mà chỉ đơn giản là những tiến bộ khoa học”, ông Zhou Hong, Chủ tịch Viện nghiên cứu châu Âu Huawei, cho biết trong cuộc họp tại Đại học kỹ thuật bang Siberia, Nga hồi tháng 7.

Nhà trường đã chấp nhận chương trình "đào tạo sinh viên tốt nghiệp và tiến hành nghiên cứu chung với Huawei”. Các chương trình này là một phần trong chiến lược trị giá 300 triệu USD hàng năm của Huawei nhằm biến các trường đại học trên khắp thế giới thành một nguồn sáng tạo cho các sản phẩm từ điện thoại di động đến mạng và cơ sở hạ tầng đám mây.

Tại Nga, Huawei tập trung vào việc thúc đẩy hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo, bắt đầu bằng việc ra mắt các sản phẩm nền tảng điện toán AI có tên Atlas, mà công ty cho biết có thể hỗ trợ các dự án AI quy mô lớn như thành phố thông minh.

Kiến trúc sư trưởng chiến lược của Huawei, Dang Wenshuan vừa phác thảo kế hoạch này tại Moskva. "Mục tiêu của Huawei là hợp tác với các tổ chức công nghiệp và thu hút hơn 100.000 nhà phát triển AI, hơn 100 nhà cung cấp phần mềm độc lập và hơn 20 trường đại học để xây dựng một hệ sinh thái AI trong vòng 5 năm, đưa các ứng dụng AI đến nhiều ngành hơn”, ông Dang nói.

Vì vậy, công ty đã khuyến khích các trường đại học Nga tham gia Chương trình Nghiên cứu Đổi mới của Huawei, với ưu đãi lên tới 70.000 USD cho mỗi dự án. Các lĩnh vực nghiên cứu có mức độ ưu tiên cao nhất bao gồm dữ liệu lớn, AI, công nghệ quang học, mạng đám mây, Internet vạn vật và công nghệ không dây.

Hợp tác cùng thắng

Cùng lúc Nga cũng mở cửa mạnh mẽ với Huawei. Vào tháng 6 năm nay, Huawei ký thỏa thuận với công ty viễn thông MTS của Nga để phát triển mạng 5G và điện thoại thông minh của họ đã vượt qua Samsung trở thành thương hiệu điện thoại di động hàng đầu tại Nga từ đầu năm nay.

Động lực của Huawei đến từ việc Nga và Trung Quốc đang tìm cách tăng cường không chỉ quan hệ ngoại giao và thương mại mà còn hợp tác về công nghệ và nghiên cứu. Hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã kêu gọi dành riêng năm 2020 và 2021 cho "hợp tác khoa học, kỹ thuật và đổi mới của Nga-Trung".

"Mặc dù Nga có thể không cạnh tranh được với Mỹ về tài năng nghiên cứu, nhưng thế mạnh về thể chế, công nghệ thông tin và toán học của Nga đang hấp dẫn Huawei khi công ty Trung Quốc có nguy cơ bị ngừng tiếp cận Thung lũng Silicon và bị đẩy khỏi các trường đại học Mỹ”, ông Alexander Gabuev, Chủ tịch chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm Carnegie Moscow nhận xét.

"Tại Nga, Huawei cố gắng khai thác những tài năng không nhất thiết phải giỏi hơn các kỹ sư Trung Quốc, nhưng khác biệt về cách suy nghĩ và khác biệt trong việc tiếp cận những vấn đề công nghệ tương tự”, ông Gabuev nói.

Đổi lại, Huawei cung cấp chuyên môn về sản xuất và tiếp thị cho các phòng thí nghiệm của Nga vốn đang vật lộn để kiếm tiền từ những nghiên cứu của mình.

Ông Igor Pivovarov, nhà phân tích trưởng tại Trung tâm Trí tuệ nhân tạo thuộc Viện Vật lý và Công nghệ Moskva, gần đây tuyên bố bắt đầu hợp tác với Huawei, và cho biết chính trị không phải là động lực. "Cách tốt nhất là Nga tập trung vào những gì chúng ta có thể làm, nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chúng tôi có thể tạo ra bằng sáng chế, rồi cấp phép cho họ. Việc sản xuất thì tốt hơn là làm ở Trung Quốc”, ông Pivovarov nói.

Những cân nhắc tương tự đã thúc đẩy việc xây dựng một phòng thí nghiệm đổi mới chung giữa Huawei với Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Skoltech) của tư nhân ở Moskva.

Hợp tác giữa Skoltech với Huawei đã tăng từ một hợp đồng nghiên cứu vào năm 2013 lên 10 hợp đồng trị giá 2 triệu USD hàng năm, một con số chưa bao gồm phòng thí nghiệm phát triển thuật toán mới khai trương vào tháng 6 năm nay. 

Tại phòng thí nghiệm này, sinh viên đã bắt đầu phát triển và tối ưu hóa các thuật toán để sử dụng trong các mạng thần kinh nhân tạo và mô hình tư thế con người, giúp cải thiện các chip và máy ảnh Huawei.


                                       Theo TTXVN

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục