Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã phê chuẩn thời điểm ngày 26/9/2021 để bầu cử cơ quan lập pháp theo đề xuất của Chính phủ với sự tham khảo các chính đảng và chính quyền 16 bang ở nước này.


Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Sky News)

Đức sẽ chính thức tiến hành cuộc bầu Quốc hội thứ 20 vào ngày 26/9/2021. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã phê chuẩn thời điểm bầu cử cơ quan lập pháp theo đề xuất của Chính phủ với sự tham khảo các chính đảng và chính quyền 16 bang ở nước này.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, cuộc bầu cử ở Đức vào năm tới diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel tuyên bố sẽ không ra ứng cử sau 4 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 2005 đến 2021).

Báo chí châu Âu coi cuộc bầu cử năm tới ở Đức sẽ là cuộc "siêu bầu cử," bởi không những sẽ bầu ra một Quốc hội mới mà còn mang tính quyết định trong việc chọn ra một vị thủ tướng kế nhiệm bà Merkel dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng như giúp Liên minh châu Âu (EU) vượt qua những thách thức phía trước.

Bên cạnh đó, trong năm tới cũng sẽ diễn ra 6 cuộc bầu cử nghị viện cấp bang và bầu cử địa phương ở 2 bang. Trên lý thuyết, cuộc bầu cử tới sẽ bầu ra 598 nghị sĩ quốc hội, song số nghị sĩ thực tế sẽ cao hơn đáng kể do hệ thống bầu cử tương đối phức tạp của Đức. Quốc hội hiện nay có 709 nghị sĩ.

[Chính phủ Đức đề xuất thời gian tổ chức tổng tuyển cử]

Quốc hội Đức không trực tiếp bầu thủ tướng, song đảng giành được nhiều phiếu nhất có thể đàm phán lập một chính phủ liên minh cầm quyền.

Cho tới nay, mới chỉ có đảng Dân chủ Xã hội (SPD) chỉ định ứng cử viên thủ tướng ra tranh cử là Phú Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz, trong khi đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) vẫn chưa thể tiến hành đại hội bầu chủ tịch mới để sau đó thống nhất với đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) chọn ứng cử viên thủ tướng của liên đảng bảo thủ.

CDU dự kiến tiến hành đại hội đảng vào ngày 16/1/2021. Hiện có 3 ứng cử viên ra tranh cử chức chủ tịch CDU gồm ông Armin Laschet (Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen), ông Friedrich Merz (cựu Chủ tịch đảng đoàn CDU/CSU trong Quốc hội) và ông Norbert Röttgen (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức)./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục