ASEAN và Liên minh châu Âu thảo luận về sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, việc mở rộng năng lực sản xuất vaccine, khả năng và thách thức liên quan.


Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tại Đối thoại chuyên gia lần thứ 2 về vaccine ngừa COVID-19 vừa diễn ra, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, việc mở rộng năng lực sản xuất vaccine, khả năng và thách thức liên quan.

Phát biểu tại Đối thoại, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội Kung Phoak nhấn mạnh rằng hình thức hợp tác này "tái khẳng định cam kết của ASEAN về an ninh và tự lực vaccine, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác và nỗ lực của các bên liên quan thông qua chia sẻ kiến thức, xây dựng năng lực và các hành động phát triển khác."

Phó Tổng thư ký Kung Phoak cho biết các Bộ trưởng Y tế ASEAN đã thông qua Kế hoạch Chiến lược và Hành động khu vực ASEAN về an ninh và tự lực vaccine giai đoạn 2021-2025 vào ngày 14/5 vừa qua, trong đó thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ các sáng kiến khu vực.

Về phần mình, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans khẳng định rằng Đối thoại này tạo cơ hội trao đổi giữa các chuyên gia y tế, các nhà thực thi chính sách và đại diện nhà sản xuất vaccine BioNTech. Đây là ví dụ mới nhất về mối quan hệ đối tác mạnh mẽ mà EU và ASEAN đã xây dựng kể từ tháng 3/2020 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19.

Theo Đại sứ Igor Driesmans, EU và các quốc gia thành viên là các nhà tài trợ hàng đầu cho cơ chế COVAX, với cam kết tài trợ hơn 2,47 tỷ euro cho sáng kiến đa phương này.

Mục tiêu của COVAX là cung cấp khả năng tiếp cận vaccine cho mọi quốc gia, bên cạnh sự hỗ trợ riêng của EU cho khu vực Đông Nam Á, trong đó có gói viện trợ trị giá 800 triệu euro của "Nhóm châu Âu” nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với ASEAN và 20 triệu euro hỗ trợ cho các hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khu vực.

Ngoài ra, EU cũng đã xuất khẩu 50% sản lượng vaccine của mình, tương đương hơn 205 triệu liều, tới 45 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có 3,8 triệu liều sang Singapore và 2,5 triệu liều sang Malaysia. Dự kiến, ASEAN sẽ nhận được hơn 32 triệu liều vaccine thông qua Cơ chế COVAX vào cuối năm 2021.

Về phần mình, tiến sỹ Sierk Poetting, Giám đốc tài chính kiêm Giám đốc điều hành BioNTech, khẳng định rằng mở rộng năng lực sản xuất vaccine là ưu tiên hàng đầu của hãng, đồng thời cho hay BioNTech đã tăng năng lực sản xuất từ mức khoảng 1,3 tỷ liều lên đến 3 tỷ liều trong vòng 6 tháng và cam kết sẽ tiếp tục xem xét các cách thức khác nhằm gia tăng sản lượng, như thông qua các thỏa thuận cấp phép với các đối tác có kinh nghiệm.

ASEAN và EU đã nhất trí tổ chức Đối thoại chuyên gia về an ninh vaccine tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 23 vào ngày 1/12/2020.

Cuộc Đối thoại lần thứ nhất đã được tổ chức một tuần sau đó, thu hút hơn 100 chuyên gia và tập trung vào các chiến lược và các khía cạnh thực tế của việc cấp phép, sản xuất và phân phối vaccine./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục