Ngày 7/6, Đại hội đồng LHQ đã bầu các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khoá 77.


Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN tại New York, Mỹ

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Đại sứ Csaba Korosi người Hungary đã trở thành tân Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77, nhiệm kỳ 2022- 2023; thay thế ông Abdulla Shahid, người Maldives, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 76.

Cuộc họp cũng đã đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong một năm, kể từ ngày 13/9.

Đại hội đồng LHQ là 1 trong 6 cơ quan chính của LHQ và là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện của tất cả 193 nước thành viên. Đại hội đồng LHQ có thẩm quyền rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan của LHQ, nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu.

Các nước khác cùng trúng cử làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 gồm Benin, Burundi, Kenya, Mauritania, Niger, Zimbabwe (khu vực châu Phi), Malaysia, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan (khu vực Châu Á-Thái Bình Dương), Chile, El Salvador, Jamaica (Mỹ Latinh), Estonia (Đông Âu), Israel, Australia (khu vực Tây Âu và các nước khác).

Trong 45 năm là thành viên của LHQ, Việt Nam đã gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Với đường lối đối ngoại đa phương đúng đắn, lấy LHQ là trọng tâm, Việt Nam - trên cương vị mới, sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho những mục tiêu cao cả của LHQ, đó là giải quyết xung đột, duy trì hòa bình, ổn định cho tất cả người dân trên thế giới.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục