Các nhà lập pháp của thành viên "cứng rắn" này có thể cần thêm thời gian để xem xét các hồ sơ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan.


Thủ tướng Hungary Viktor Orban duyệt đội danh dự khi ông đến thăm Vienna vào tháng 7/2022. Ảnh: Getty Images

Theo đài RT, Chánh văn phòng của Thủ tướng Viktor Orban cho biết Hungary, một trong hai thành viên NATO chưa chính thức chấp thuận đề nghị gia nhập khối quân sự phương Tây của Thụy Điển và Phần Lan, có thể cần nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để các nhà lập pháp bỏ phiếu phê chuẩn.

Budapest đã lên kế hoạch đưa vấn đề này vào phiên họp Quốc hội đầu tiên của năm 2023 vào đầu tháng này, nhưng Thủ tướng Orban hôm 24/2 cho biết các nhà lập pháp cần thêm thời gian để thảo luận về vấn đề này. Ông cáo buộc cả hai quốc gia đang muốn gia nhập NATO đã chất vấn về nền dân chủ và pháp quyền của Hungary bằng "những lời dối trá trắng trợn”.

Nghị sĩ Mate Kocsis, thuộc đảng Fidesz theo chủ nghĩa dân tộc, cũng cho biết một số nhà lập pháp của đảng cầm quyền phẫn nộ vì "các chính trị gia từ các quốc gia này (Thụy Điển, Phần Lan) đã xúc phạm Hungary một cách thô thiển, vô căn cứ, và bây giờ họ đang yêu cầu một ân huệ". Ông Kocsis nói rằng một phái đoàn quốc hội sẽ tới Thụy Điển và Phần Lan để làm rõ quan điểm của họ.

Quốc hội Hungary đầu tuần này thông báo có thể tổ chức một cuộc bỏ phiếu cuối cùng về đề xuất mở rộng của NATO trong tuần bắt đầu từ ngày 6/3. Tuy nhiên, ông Gergely Gulyas, trợ lý của Thủ tướng Orban, nói với các phóng viên hôm 25/2 rằng các nhà lập pháp Hungary có thể cần thêm thời gian.

Nghị viện sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự từ ngày 27/2 và bắt đầu tranh luận về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO trong tuần tới - theo ông Gulyas cho biết tại một cuộc họp báo. Quan chức này nói: "Theo thủ tục của Hungary, việc thông qua luật mất khoảng bốn tuần, do đó, Quốc hội có thể bỏ phiếu về vấn đề này vào khoảng nửa cuối tháng 3, trong tuần từ ngày 21/3".

Sự trì hoãn của Budapest diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa hai ứng cử viên gia nhập NATO và hai quốc gia cứng rắn của khối là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào tháng trước cho biết ông đã loại trừ khả năng chấp thuận đơn gia nhập của Thụy Điển, chỉ trích Stockholm vì đã cho phép một cuộc biểu tình đốt kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hiệp ước của khối thì việc kết nạp thêm bất kỳ thành viên nào vào NATO đều phải được tất cả 30 thành viên của liên minh chấp thuận.

Ông Erdogan trước đó cũng bày tỏ sự miễn cưỡng trong việc cho phép hai quốc gia Bắc Âu gia nhập khối, với lý do họ ủng hộ các nhóm người Kurd mà Ankara coi là khủng bố. Ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan đã ký một thỏa thuận vào tháng 6 năm ngoái để giải quyết những lo ngại đó và mở đường cho việc phê chuẩn việc mở rộng NATO. Tuy nhiên, ông Erdogan cho rằng vụ đốt kinh Koran đã vi phạm thỏa thuận đó.

Hungary đã nhiều làn "cản đường" EU trong các lệnh trừng phạt Nga. Theo đài RT, một cuộc thăm dò toàn quốc tại nước này vào tháng 1 cho thấy, hầu hết người tham gia phản đối các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vì họ tin rằng chúng gây ra tác hại kinh tế nghiêm trọng với đất nước mình.

Trong một bài đăng trên Facebook, chính phủ Hungary tiết lộ rằng "97% người Hungary phản đối các biện pháp trừng phạt gây thiệt hại nghiêm trọng”, đồng thời nói thêm rằng "Thông điệp rất rõ ràng: chính sách trừng phạt của Brussels phải được xem xét lại”.

Alexandra Szentkiralyi, phát ngôn viên của chính phủ, nói rằng những hạn chế mà EU áp đặt lên Nga trong vấn đề Ukraine đã không thể ngăn chặn xung đột mà còn gây ra nhiều vấn đề kinh tế cho châu Âu. Bà lưu ý rằng theo hướng này, người Hungary có xu hướng bác bỏ các hạn chế về dầu mỏ và kế hoạch trừng phạt về khí đốt.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục