Giá dầu thế giới tăng 2% trong phiên 4/7 khi thị trường đang xem xét tác động từ cam kết cắt giảm sản lượng vào tháng Tám của Saudi Arabia và Nga, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu.


Bơm xăng cho ô tô tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,6 USD lên 76,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,44 USD lên 71,23 USD/thùng. Phiên này, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ nhân dịp Quốc khánh.

Đầu tuần này, Saudi Arabia cho biết sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày sang tháng Tám, trong khi Nga và Algeria cũng tự nguyện giảm lần lượt 500.000 thùng/ngày và 20.000 thùng/ngày trong sản lượng và lượng dầu xuất khẩu tháng Tám.

Ông Tamas Varga, chuyên gia phân tích của công ty PVM, cho biết nếu các cam kết nói trên được thực hiện đầy đủ, tổng sản lượng được cắt giảm của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, sẽ lên đến 5,36 triệu thùng/ngày so với mức của tháng 8/2022, hoặc có thể còn cao hơn thế.  

Tuy nhiên, ông Andrew Lipow, Chủ tịch Hiệp hội dầu Lipow, cho rằng thị trường sẽ chờ đợi để xác minh những cam kết cắt giảm sản lượng của Nga, và vẫn còn những lo ngại rằng lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu.

Ông Craig Erlam, chuyên gia phân tích của công ty OANDA dự đoán giá dầu sẽ chỉ có sự thay đổi đáng kể nếu có thể bứt phá lên trên ngưỡng 77 USD/thùng, nếu không, giá "vàng đen” sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp.

Giá dầu không tăng mạnh trước những cam kết cắt giảm nói trên chủ yếu là vì những lo ngại về nhu cầu do đà phục hồi chậm chạp tại Trung Quốc sau dịch COVID-19. Trong khi đó, lãi suất tại Mỹ và châu Âu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Nhiều chuyên gia cho rằng sự bất ổn này có thể sẽ phủ bóng lên những nỗ lực thắt chặt nguồn cung của OPEC+.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục