Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo áp thuế 50% với hàng hóa từ châu Âu từ ngày 1/6.


Chỉ số đồng USD giảm 0,8% xuống 99,09 điểm - mức thấp nhất trong ba tuần

Chỉ số đồng USD giảm 0,8% xuống 99,09 điểm - mức thấp nhất trong ba tuần. Đây cũng là mức giảm theo tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 4.

Đồng bạc xanh giảm 1% so với Yen Nhật, xuống 142,48 Yen đổi 1 USD, do dữ liệu lạm phát tích cực tại Nhật Bản củng cố kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất. Đồng Euro và Bảng Anh cũng tăng mạnh.

Tổng thống Trump chỉ trích các đề xuất thương mại của EU là "không chất lượng" và đe dọa áp thuế lên điện thoại iPhone, Samsung sản xuất ngoài Mỹ. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo dự luật cải cách thuế của Tổng thống Trump có thể khiến thâm hụt ngân sách tăng thêm, tạo thêm sức ép lên đồng USD trong thời gian tới.

Theo Fox News ngày 23/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Tổng thống Trump không hài lòng với các đề xuất thương mại hiện tại từ phía EU. Ông Bessent nhấn mạnh, trong khi nhiều đối tác thương mại hàng đầu khác của Mỹ đang thể hiện thiện chí trong đàm phán, EU lại là ngoại lệ. Mỹ kỳ vọng đòn áp thuế mới sẽ tạo áp lực buộc EU phải nghiêm túc hơn trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Mỹ đã áp thuế 25% đối với thép, nhôm và ô tô nhập khẩu từ EU và các nước khác, đồng thời cảnh báo EU sẽ phải đối mặt với mức thuế quan bổ sung 20% đối với hầu hết hàng hóa nếu không đạt được thỏa thuận thương mại với Washington. Hiện mức thuế bổ sung này đang được tạm hoãn cho đến tháng 7 để tạo điều kiện cho đàm phán, song Washington giữ nguyên mức thuế "cơ bản" là 10% đối với hàng nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 27 quốc gia EU.


Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul đã có phản ứng mạnh mẽ. Trong cuộc họp báo tại Berlin cùng ngày, ông Wadephul cho rằng các mức thuế như vậy không giúp ích cho ai cả và chỉ khiến sự phát triển kinh tế của cả hai thị trường bị ảnh hưởng.

Ông Elias Haddad, chiến lược gia thị trường cấp cao tại ngân hàng đầu tư Brown Brothers Harriman ở London (Vương quốc Anh), cho rằng yếu tố chính đang đè nặng lên đồng USD hiện nay là sự mất niềm tin vào chính sách của Mỹ. Theo ông, chiến tranh thương mại đang diễn ra khiến các nước phải đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào Mỹ.

Sau khi Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vào tuần trước, giới đầu tư đã tập trung chú ý vào khoản nợ 36.000 tỷ USD của nước này và dự luật cải cách thuế và cắt giảm chi tiêu của ông Trump, điều có thể khiến khoản nợ trên tăng thêm hàng nghìn tỷ USD.

Dự luật đã được Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ sít sao và hiện đang được chuyển đến Thượng viện, nơi được dự đoán sẽ diễn ra các cuộc tranh luận kéo dài hàng tuần. Điều này sẽ khiên tâm lý nhà đầu tư vẫn mong manh trong thời gian tới.

Dự luật sẽ hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng thống Trump về một "Thời kỳ Hoàng kim" mới, thông qua nỗ lực thu hẹp các chương trình an sinh xã hội để chi trả cho việc gia hạn 10 năm các khoản cắt giảm thuế hồi năm 2017 của ông.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính dự luật sẽ làm tăng thu nhập của 10% người giàu nhất trong khi khiến 10% người nghèo nhất trở nên nghèo hơn, thông qua việc cắt giảm hàng trăm tỷ USD chi cho y tế và hỗ trợ lương thực.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Nỗi lo mất an ninh lương thực tại châu Phi

Khoảng 31 triệu người dân Nigeria có nguy cơ rơi vào cảnh "chạy ăn từng bữa”. Con số không mong muốn nói trên xuất hiện trong báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) về quốc gia đông dân nhất châu Phi. Đó cũng là lời cảnh báo tới toàn bộ Lục địa Đen trước nguy cơ mất an ninh lương thực trên diện rộng.

Lãnh đạo tài chính G7 tập trung thảo luận về khôi phục ổn định và tăng trưởng

Bên cạnh các cuộc thảo luận nhóm, các nước trong G7 cũng sẽ thảo luận song phương với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent về tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Trump.

Tiêu thụ gạo tại Nhật Bản giảm mạnh do giá tăng gần gấp đôi

Nhiều người Nhật cho biết họ đang ăn ít gạo hơn, hoặc không thể duy trì thói quen ăn gạo hàng ngày như trước do giá tăng cao.

Số ca mắc COVID-19 tăng rõ rệt tại nhiều quốc gia châu Á

Số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng rõ rệt tại nhiều quốc gia châu Á trong tháng 5, dù các ca bệnh chủ yếu nhẹ và chưa ghi nhận biến chủng mới nguy hiểm.

Nga và Ukraine cùng lên tiếng sau khi EU, Anh áp gói trừng phạt mới lên Moskva

Ngay sau khi Liên minh châu Âu và Anh tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với Nga, vào ngày 20/5, cả Moskva cũng như Kiev đều lên tiếng phản hồi theo những quan điểm khác nhau.

Lần đầu tiên ghép thành công bàng quang cho người

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục