Israel tuyên bố sẽ thả tất cả nhà hoạt động vừa bị bắt và cùng Ai Cập tạm nới lỏng phong tỏa Dải Gaza - sau khi vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ quốc tế về vụ đột kích đẫm máu của lính Israel vào đoàn tàu chở hàng cứu trợ đến Gaza.

Người Palestine tiến về phía biên giới mới được mở ra qua Ai Cập tại Rafah, miền nam Dải Gaza, ngày 1/6
 
Ai Cập hôm qua tuyên bố đang tạm thời mở cửa biên giới với Dải Gaza lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua để cho phép viện trợ nhân đạo được đưa tới khu vực này.

Tổng thống Hosni Mubarrak đã ra lệnh mở cửa khẩu Rafah, một ngày sau khi biệt kích Israel lên một đoàn tàu chở phẩm vật cứu trợ tới Dải Gaza trong hải phận quốc tế và giết chết ít nhất 9 nhân vật tranh đấu thân Palestine. Đoàn tàu quốc tế gồm 6 chiếc, do tàu Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu, định đưa 10.000 tấn tiếp liệu vào Dải Gaza bất chấp lệnh phong tỏa mà Israel áp dụng từ 3 năm nay.

Tuy nhiên, hiện vấn chưa rõ khi nào lực lượng Hamas sẽ cho phép người dân vượt biên giới vào Ai Cập. Ai Cập vốn có quan hệ lạnh nhạt với lực lượng Hamas đang nắm quyền kiểm soát vùng đất này.

Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Israel ngụ ý rằng Israel sẽ xem xét các biện pháp nới lỏng phong tỏa để cho phép nhiều hàng hóa hơn vào Gaza.

Hôm qua, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố tất cả các nhà hoạt động trên đoàn tàu cứu trợ đến Gaza bị đột kích hôm 31/5 sẽ được phóng thích trong vòng 40 giờ nữa. Tin khẳng định Bộ trưởng Nội vụ Eli Yishai đã được chỉ thị trục xuất những người bị bắt “ngay lập tức”. Ông Yishi xác nhận hoạt động phóng thích bắt đầu từ hôm qua và có thể hoàn tất trong vòng 48 giờ.

Trước đó, có tin Israel đã bắt đầu trục xuất gần 700 nhà hoạt động bị lính Israel bắt giữ khi tấn công đoàn tàu. Sau đó, tối qua, Chính phủ Israel cam kết sẽ phóng thích hầu hết trong số này trong vòng 2 ngày tới, nhưng khoảng 50 người sẽ vẫn bị giữ lại “để điều tra về sự tham gia của họ trong vụ xung đột bạo lực trên biển”.

Israel cũng thề sẽ ngăn chặn nỗ lực mới của các nhóm ủng hộ Palestine triển khai thêm thuyền đến Gaza, cho rằng một số nhà hoạt động bị bắt vì mang theo vũ khí và lượng lớn tiền mặt.

Tuy vậy, có những dấu hiệu cho thấy quan hệ đối tác chiến lược giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh Hồi giáo quan trọng nhất của nước Do thái này – sẽ vẫn tồn tại. Bộ trưởng Israel Ehud Barak hôm qua đã nói chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và hai bên thỏa thuận rằng vụ việc vừa xảy ra không ảnh hưởng đến kế hoạch giao cho Thổ Nhĩ Kỳ số máy bay không người lái của Israel trị giá 183 triệu USD vào mùa Hè này.
  
Làn sóng phản đối Israel lan rộng ở châu Á
 
Biểu tình phản đối Israel ở Jakarta
 
Tại Đông Nam Á, các cuộc biểu tình được tổ chức tại Indonesia và Malaysia, hai nước đông dân Hồi giáo nhất trong khu vực.

Ở trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia, hàng trăm sinh viên tụ tập phản đối điều họ gọi là một hành động gây hấn của Israel. Nhiều sinh viên đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama có biện pháp chống lại Israel. Ông Anis Baswedan, một nhà phân tích chính trị và là chủ tịch Đại học Paramadina ở Jakarta, nói rằng nếu Tổng thống Obama muốn được nhìn nhận là một nhà hòa giải độc lập trong tiến trình hòa bình Trung Đông, ông phải lên tiếng phản đối hành động của Israel.

Chính phủ Indonesia xác nhận có 12 người Indonesia có mặt trong số các nhà hoạt động đi trên đoàn tàu đến Gaza và tất cả đều an toàn.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án hành động của Israel. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở Australia và nhiều thành phố ở châu Á.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc hôm qua đã lên án vụ đột kích của Israel, đồng thời kêu gọi Israel thực thi các nghị quyết phù hợp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cải thiện tình trạng nhân đạo ở Gaza.
 
                                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục