Thông tin về việc quân đội Mỹ chôn giấu các loại hóa chất cực độc tại Hàn Quốc đang gây làn sóng phản đối mạnh ở Seoul.

Thông tin về việc quân đội Mỹ chôn giấu các loại hóa chất cực độc tại Hàn Quốc đang gây làn sóng phản đối mạnh ở Seoul.

Giữa lúc cơn địa chấn trong dư luận Hàn Quốc chưa kịp lắng dịu sau thông tin từ 3 cựu binh Mỹ về việc quân đội Mỹ từng bí mật chôn giấu chất độc da cam tại một căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc vào những năm 1970, thì ngọn lửa giận dữ lại được thổi bùng.

 

Đó là khi cựu Thượng sĩ quân đội Hàn Quốc Eum Do-nam (ngày 30-5) đã lên tiếng khẳng định, quân đội Mỹ đã rải chất độc da cam tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên vào giữa những năm 1950.

Làn sóng phản đối bắt đầu bùng phát tại Hàn Quốc sau khi Kênh truyền hình KPHO của thành phố Phoenix, Bang Arizona (Mỹ) ngày 13-5 phát bộ phim tài liệu, trong đó ba cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam nói rằng, vào năm 1978 họ được lệnh đào một con mương dài để chôn 250 thùng chứa chất màu cam tại một căn cứ quân sự của Mỹ có tên là trại Carrol ở tỉnh Bắc Gyeongsang. Steve House, một trong 3 cựu binh nói trên còn khẳng định với truyền thông địa phương rằng, có tới khoảng 600 thùng hóa chất có thể đã được chôn tại khu vực này.

Dưới sức ép ngày một lớn của dư luận, một nhóm đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gồm các thành phần của hải, lục, không quân đã bắt đầu khảo sát môi trường của 85 doanh trại mà Mỹ chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc từ năm 1990 đến 2003. Địa điểm khảo sát đầu tiên là trại lính Mỹ Mercer ở Bucheon, nơi một cựu binh Mỹ cho biết đã chôn đủ thứ hóa chất độc hại. Cùng với yêu cầu Mỹ cung cấp bản đồ, tài liệu về lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc nhằm khoanh vùng khu vực được điều tra, ngày 31-5 một nhóm chuyên gia Mỹ và Hàn Quốc gồm 14 thành viên bắt đầu điều tra chung về cáo buộc quân đội Mỹ chôn chất độc da cam tại một căn cứ quân sự của Mỹ ở thành phố Bucheon vào những năm 1960. Nhóm điều tra đã bước đầu thu thập mẫu đất, nước để kiểm tra; đồng thời sẽ tiến hành khoan sâu tại khu vực nghi vấn để lấy mẫu phân tích.

Trong khi các cuộc điều tra chưa có kết quả, tiết lộ mới nhất của cựu binh Hàn Quốc Eum Do-nam - người từng dùng tay không rải chất khai quang xuống các vùng đất mà Mỹ cho rằng "địch có thể lợi dụng để xâm nhập", về không lực Mỹ rải chất độc da cam 3 đến 4 lần/tháng tại DMZ năm 1955 khiến dư luận Hàn Quốc bàng hoàng. Với những ngón tay bị biến dạng, chân trái bị liệt, năm 2007 cựu Thượng sĩ Eum Do-nam là một trong 23.405 cựu chiến binh và thường dân phục vụ trong quân đội Hàn Quốc được Chính phủ công nhận là nạn nhân chất khai quang và được bồi thường thiệt hại. Thông tin bằng hình ảnh gây sốc của nhân chứng sống Eum Do-nam ngay lập tức không chỉ làm dấy lên mối lo ngại trong dư luận Hàn Quốc mà còn lan sang cả nước Mỹ.

Ai cũng biết chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam (từ 1961 đến 1971) nguy hiểm như thế nào với môi trường sống và con người. Chất diệt cỏ và làm rụng lá này được các nghiên cứu khoa học khẳng định là cực kỳ độc hại với hệ sinh thái và cơ thể con người bởi chúng chứa hợp chất carcinogen dioxin với hàm lượng độc tố cao. Trong khi đó, trại Carroll chỉ nằm cách sông Nakdong 630m, nguồn cung cấp nước chính cho thành phố Daegu, Busan và các khu vực khác ở tỉnh Gyeongsang. Câu hỏi được dư luận Hàn Quốc đặt ra hiện nay là liệu chất độc trên có làm ô nhiễm dòng sông Nakdong trong nhiều năm qua hay không và việc kiểm tra sức khỏe người dân đang là giải pháp ưu tiên của Chính phủ Hàn Quốc.

Mặc dù còn phải chờ kết quả điều tra, song thông tin về chất độc da cam của Mỹ tại xứ Hàn vẫn được xem là "cú sốc" trong quan hệ giữa hai đồng minh. Với sự hiện diện của 30.000 quân thuộc các binh chủng hải, lục và không quân của Mỹ tại Hàn Quốc từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đến nay, nếu sự thật về chất độc da cam được khẳng định trên thực địa, tác động của sự kiện sẽ không chỉ dừng lại ở Hàn Quốc mà có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

 

                                                                            Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục