Tin từ hãng Telegraph số ra ngày 6/6 cho biết, phiên xử thứ 2 dành cho cựu Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã được mở tại tòa án của bang New York (Mỹ). Ngoài tham vọng tìm cách bào chữa trắng án cho thân chủ, các luật sư bào chữa còn định cáo buộc cảnh sát Mỹ làm việc sai nguyên tắc trong vụ bắt giữ một nhà ngoại giao tầm cỡ quốc tế như ông Strauss-Kahn

 

Cụ thể, trong ngày 14/5, ông Strauss-Kahn đã bị bắt giữ khi đang ngồi trên máy bay của hãng hàng không Air France trong chuyến bay từ New York về Paris. Trước đó, đích thân cựu Tổng Giám đốc IMF đã trực tiếp liên lạc với quản lý khách sạn Sofitel để thông báo về việc quên chiếc máy điện thoại di động cũng như báo cho họ biết ông đang ở sân bay. Với tình tiết này, việc cảnh sát New York cho rằng phải bắt giữ ông Strauss-Kahn vì lo sợ ông chạy trốn là điều không hợp lý.

Cựu Tổng Giám đốc IMF Strauss-Kahn cùng vợ là Anne Sinclair.

Tờ Le Journal du Dimanche dẫn lời một luật sư bào chữa cho hay, ông Strauss-Kahn đã bị bắt giữ và đối xử như một tên tội phạm chứ không hề nhận được ưu đãi ngoại giao nào trong khi ông đang là người đứng đầu một tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Hơn nữa, dù gia đình đã bỏ khoản tiền đến 1 triệu USD song phải đến lần thứ 2, khi ông viết đơn từ chức Tổng Giám đốc IMF, thẩm phán tòa án Manhattan mới cho ông được hưởng quyền được tại ngoại...

Theo AFP và đài VOA, trong phiên xử ngày 6/6, ông Strauss-Kahn không nhận tội trước tòa về cáo trạng tìm cách cưỡng hiếp cô hầu phòng ở khách sạn Sofitel. Ngược lại, luật sư của ông sẽ chính thức yêu cầu được cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ án từ các công tố viên và cơ quan điều tra...

Trước những lập luận mà bên bị đưa ra, luật sư của bên nguyên, những người đang bảo vệ quyền lợi cho cô hầu phòng người Guinea lại cho rằng, họ đang thu thập được thêm nhiều bằng chứng để quy kết 7 tội danh đối với ông Strauss-Kahn. Ngoài luật sư bào chữa Jeffrey Shapiro, cô hầu phòng người Guinea còn nhận được sự ủng hộ của hai công tố viên quận Manhattan

 

                                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục