Ngay sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã lên tiếng phản bác nhất là những lập luận không đúng dưới cái gọi là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò".

 

Tin từ hãng AFP ngày 21/6 cho biết, tại hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ tổ chức ở thủ đô Washington D.C, Thượng nghị sĩ John McCain đã kêu gọi Mỹ tiếp tục ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Đồng thời, ông John McCain cũng cho rằng, Mỹ nên giúp các nước thành viên ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải".

Trong khi đó, các học giả từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới tham dự hội thảo cũng đã có những phát biểu đáng chú ý xung quanh vấn đề Biển Đông. Đặc biệt, ngay sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã lên tiếng phản bác nhất là những lập luận không đúng dưới cái gọi là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò".

Tin từ TTXVN cho hay, Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của "đường lưỡi bò" liên quan tới lịch sử và khẳng định: Về quyền tài phán đối với các vùng biển, phải tuân theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 UNCLOS".

Bộ Ngoại giao Philippines từng nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là gần vùng biển tranh chấp và cho công bố ảnh chụp một tàu cứu hộ của Trung Quốc gần đảo Palawan của Philippines. Ảnh: AFP.

Còn Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng, việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền đại dương của Mỹ khẳng định, tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

Trong phiên thảo luận buổi chiều, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông và đặt câu hỏi: "Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

Được biết, hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông sẽ kéo dài đến ngày 21/6 (theo giờ Mỹ) với các phiên thảo luận sau phần trình bày của 20 học giả về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông cùng các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực. Khoảng 150 học giả, nhà nghiên cứu, quan chức ngoại giao và phóng viên báo chí đến từ nhiều nước trên thế giới đã tham dự hội thảo.

Cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ John Negroponte cũng có mặt và đã phát biểu về những xung đột về lợi ích trên Biển Đông giữa các nước trong khu vực.

ASEAN cũng có đại diện tham dự hội thảo là ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban An ninh chính trị thuộc Ban thư ký ASEAN. Ông Chalermpalanupap khẳng định quan điểm của ASEAN đối với vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua hợp tác và theo luật quốc tế.

Tin từ hãng AFP cho hay, hôm 20/6, Bộ Ngoại giao Singapore cũng ra tuyên bố thúc giục Trung Quốc "làm rõ hơn tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông" vì "sự mập mờ, nhập nhằng hiện nay đối với phạm vi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã "gây lo ngại nghiêm trọng trong nhóm hàng hải quốc tế".

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước UNCLOS, 7 nước ASEAN gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Singapore và Philippines cũng kêu gọi giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước UNCLOS để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Phái đoàn thường trực Philippines tại LHQ còn ra tuyên bố khẳng định: "Tôn trọng, tuân thủ luật quốc tế đã giúp giữ gìn hòa bình và giải quyết xung đột. Luật quốc tế đã đem lại tiếng nói bình đẳng cho các quốc gia, bất kể vị thế chính trị, kinh tế hay quân sự, đồng thời ngăn cản việc sử dụng vũ lực tuyệt đối"

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục