Na Uy hôm qua đã tuyên bố sẽ rút khỏi chiến dịch quân sự tại Libya, bắt đầu từ ngày hôm nay 1/8. Tuyên bố trên được đưa ra một tuần sau vụ thảm sát kép kinh hoàng ở thủ đô Oslo làm 77 người thiệt mạng.


Máy bay Na Uy thực hiện những phi vụ cuối cùng ngày 31/7.

Là một trong 8 quốc gia NATO tham gia chiến dịch oanh kích Libya, Na Uy chính thức kết thúc “sứ mệnh” vào ngày 1/8. Trên nguyên tắc, 4 máy bay chiến đấu F-16 của không quân Na Uy thực hiện những phi vụ cuối cùng vào hôm qua.

Theo giải thích của Oslo, họ không thể tiếp tục lâu hơn nữa một nhiệm vụ nặng nề, tức là tốn kém, như thế.

Trước đó, khi nêu ra những giả thiết của vụ tấn công khủng bố ngày 22/7 ở Na Uy, các nhà phân tích đã chú ý đến thực tế rằng đất nước này còn là một thành viên trong chiến dịch chống khủng bố ở Afghanistan mà tại đó, liên quân quốc tế đối chọi với lực lượng của Taliban và al-Qaeda.

Vụ khủng bố kép thậm chí lập tức khiến người ta nhớ lại rằng nhà lãnh đạo Libya Gadhafi đã từng đe dọa đáp trả những thành viên giáng đòn không kích vào lực lượng ủng hộ ông, mà trong những cuộc ném bom của NATO vào Libya hiện nay đều có phần tham gia của Không lực Na Uy.

Tuyên bố mới nhất của Na Uy sẽ gây ra thách thức lớn với NATO.

NATO sẽ vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ mục tiêu, và cố gắng duy trì số lượng các cuộc tấn công tại Libya cho dù phương tiện eo hẹp hơn. Lý do là vì không chỉ có Na Uy, mà Italia đã cho rút hàng không mẫu hạm Garibaldi và trong tuần này đã quyết định giảm hoạt động quân sự nước ngoài.

Riêng Anh, tuy đóng góp thêm 4 chiến đấu cơ Tornado để bù vào chỗ trống do Na Uy rút đi, nhưng London cũng đã tuyên bố là lực lượng Anh tại Libya và Afghanistan đã lên gần đến mức tối đa mà London có thể triển khai.

Mỗi ngày, máy bay NATO thực hiện hàng trăm vụ tấn công, trong đó một nửa là những chiến dịch oanh kích tại Libya. Trước đây, Na Uy - cũng như một số quốc gia - cho rằng cuộc can thiệp quân sự vào Libya chỉ kéo dài vài tuần lễ mà thôi, và sẽ nhanh chóng buộc được ông Gadhafi rời bỏ chính quyền.

Nhưng kết quả đã khác hẳn dự kiến. Trước tình trạng sa lầy hiện nay, các nước phương Tây đã tìm cách thích nghi, trong chiến thuật cũng thông điệp ngoại giao: Chấp nhận cho Gadhafi ở lại Libya với điều kiện ông nhượng lại tất cả quyền hành. Vấn đề là phe nổi dậy vẫn tuyên bố hoàn toàn bác bỏ điều trên.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục