Tâm trạng lo lắng của nhà đầu tư.

Tâm trạng lo lắng của nhà đầu tư.

Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Jim DeMint kêu gọi Tổng thống Barack Obama nên yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner từ chức để chịu trách nhiệm về việc hãng Standard & Poor's hạ mức xếp hạng tín dụng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới (từ AAA xuống còn AA+), cũng như chỉ định người thay thế để giúp nước Mỹ cân bằng ngân sách và cho phép khu vực tư nhân tạo công ăn việc làm.

 

Nghị sỹ Michelle Bachmann cũng kêu gọi ông Timothy Geithner từ chức. Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc đảng Cộng hòa khẳng định, việc Standard & Poor's hạ mức tín nhiệm là sự trừng phạt đối với việc chính quyền Washington và đảng Dân chủ chi tiêu quá mức. Nhưng đảng Dân chủ lại cho rằng, quyết định của Standard & Poor's là lời phán quyết đối với việc đảng Cộng hòa cương quyết phản đối biện pháp tăng thuế đối với giới nhà giàu Mỹ.

Giới bình luận cho rằng, trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama sẽ nắm trong tay một khoản ngân sách trống rỗng. Theo thỏa thuận đạt được giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ , vỡ nợ công dường như đã qua, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục và nước Mỹ không thể sống vô thời hạn với những khoản nợ, sớm hay muộn vấn đề này cũng phải kết thúc. Nhưng giờ đây Mỹ không đủ nguồn lực và phương tiện để giải quyết chủ đề nhạy cảm này. Ngoài ra, giảm đáng kể ngân sách cho Bộ Quốc phòng cũng đồng nghĩa với việc làm giảm vai trò của Mỹ trên thế giới.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa tuyên bố, việc hạ mức tín nhiệm sẽ không làm thay đổi nhu cầu đối với nguồn vốn rủi ro, trái phiếu chính phủ Mỹ cũng như đối với trái phiếu do Chính phủ Mỹ, cơ quan chính phủ và các thực thể được chính phủ hỗ trợ phát hành và bảo lãnh.

Chủ tịch Ủy ban đánh giá tín dụng quốc gia của Standard & Poor's John Chambers cho biết, Mỹ đáng ra đã có thể tránh được việc bị hạ mức xếp hạng tín dụng nếu những đối đầu tại Quốc hội được giải quyết sớm hơn. Ngoài việc hạ mức xếp hạng tín dụng, Standard & Poor's còn hạ mức triển vọng của Mỹ xuống thành tiêu cực, mở ra khả năng tiếp tục hạ điểm tín nhiệm của Mỹ trong tương lai.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong tuần qua nợ công của Mỹ đã chạm mức 14.600 tỉ USD, tương đương 100% GDP. Tổng chi mỗi tháng của chính quyền Mỹ cao hơn tổng thu 200 tỉ USD. Giới bình luận cảnh báo, quyết định của Standard & Poor's đang làm dấy lên những lo ngại về sự hỗn loạn diễn ra trên phạm vi toàn cầu khi thị trường chứng khoán mở cửa bắt đầu một tuần mới (8/8).

Sáng 7/8, Bộ trưởng Tài chính nhóm G7 đã thảo luận qua điện thoại về cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa châu Âu cũng như tình hình các thị trường tài chính khác, nhất là sau khi nền kinh tế số một thế giới bị cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hạ mức xếp hạng tín dụng từ AAA xuống mức AA+. Việc điện đàm nhằm tạo tiền đề cho cuộc họp khẩn cấp sẽ diễn ra trong vài ngày tới để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

Mặc dù Mỹ bị hạ mức xếp hạng tín dụng, nhưng Bộ trưởng Tài chính Pháp Francoise Baroin, nước đang giữ chức Chủ tịch G7 vẫn bày tỏ tin tưởng vào sự vững chắc của nền kinh tế số một thế giới cũng như quyết tâm của Washington trong việc thực hiện kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Francoise Baroin cho biết, đã liên hệ với những người đồng cấp trong 24 giờ qua và đang dõi theo chặt chẽ những diễn biến có thể xảy ra vào ngày 8/8. Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã yêu cầu các nước giàu có hơn trong khu vực đồng tiền chung châu Âu như Đức và Pháp ủng hộ việc phát hành cái gọi là "trái phiếu euro".

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tổ chức một hội nghị để kêu gọi hội đồng điều hành thảo luận về cách đối phó của ECB với nợ công. Tối 6/8, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng điện đàm (30 phút) để thảo luận về tình hình khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại Mỹ.  Lãnh đạo Anh-Pháp đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phối hợp hành động và giám sát chặt chẽ những diễn biến trên các thị trường tài chính.

Với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (vì nắm giữ 1.160 tỷ USD trái phiếu của Mỹ tính đến tháng 5/2011), Trung Quốc đã kịch liệt chỉ trích Washington vì không đủ khả năng ngăn bị rớt hạng. Tân Hoa xã cho rằng, quyết định của Standard & Poor's chỉ xác nhận một sự thật kinh khủng. Vì là chủ nợ lớn nhất nên Trung Quốc có quyền yêu cầu Mỹ giải quyết vấn đề cơ cấu nợ và đảm bảo sự an toàn đối với tài sản USD của mình. Là chủ nợ thứ hai của Mỹ, nhưng Nhật Bản vẫn tin tưởng và sẽ tiếp tục mua công trái Mỹ. Trung Quốc cho rằng, Washington chỉ có thể trách bản thân, những ngày dễ dàng vay mượn của Mỹ đã chấm dứt và sẽ tìm đồng tiền dự trữ ổn định mới.

Trung Quốc cũng cho rằng, Mỹ đã gắn chặt với vấn đề nợ và thiển cận trong tranh cãi chính trị.

Philippines hối thúc Mỹ giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế và cho rằng, thế giới cần thêm các đồng tiền dự trữ có tính ổn định hơn. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Mukherjee cho rằng, việc hạ thấp mức xếp hạng tín dụng của Mỹ cho thấy, tình hình tài chính của nước này là nghiêm trọng.

                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục