Khi còn trên đỉnh cao quyền lực ở Libya, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã cho xây dựng những công trình ngầm khổng lồ dưới lòng quốc gia này.

Ngoài hệ thống đường hầm quy mô dài hàng ngàn km vừa được phát hiện ở thủ đô Tripoli, Libya còn có một hệ thống đường ngầm dẫn nước được mệnh danh là “Con sông nhân tạo vĩ đại”. Hai công trình này dường như được nối với nhau và phe nổi dậy Libya tin rằng chúng đã giúp ông Gaddafi trốn thoát.

 
Sơ đồ hệ thống đường hầm GMMR - Ảnh: Peteke

Đường hầm ở Tripoli

Nhiều người cho rằng ông Gaddafi vẫn chưa rời khỏi thủ đô Tripoli và rất có thể ông vẫn ẩn náu trong hệ thống đường hầm chằng chịt dưới lòng đất, được phát hiện sau khi phe nổi dậy chiếm khu Bab al-Aziziya hồi tuần rồi. Theo truyền thông phương Tây, hệ thống này (xây từ năm 1986) rất phức tạp và kiên cố với tổng chiều dài lên đến 3.200 km, thậm chí là 4.000 km với những boong-ke có khả năng chống bom hạt nhân. Các đường hầm có đường kính 4 mét, mỗi đốt nặng 75 tấn, đúc bằng bê tông cốt thép cường độ cao, có thể che mắt vệ tinh do thám.

 
Bên trong một đường hầm dưới Tripoli - Ảnh: AFP

Hệ thống này liên kết Bab al-Azizia với nhiều địa điểm khắp Tripoli, các thị trấn xung quanh cũng như các khu vực sa mạc và bờ biển. Chính nó giúp ông Gaddafi và các cộng sự thân tín đột ngột xuất hiện ở những nơi mà người ta không ngờ tới. Theo báo Telegraph, hồi tháng 5.2011, ông Gaddafi bất ngờ xuất hiện trước các phóng viên tại một cuộc họp báo ở khách sạn Rixos (trung tâm Tripoli) mà không hề đi qua bất cứ lối vào nào. Một nhân viên tại khách sạn Rixos nói với phóng viên của Telegraph rằng từ phòng họp báo có một cầu thang dẫn đến nhiều hành lang và cuối cùng là một cửa sắt bị khóa chặt. Đằng sau khách sạn còn có một lối cho xe lên xuống, nhưng không ai được đến gần.

Hệ thống dẫn nước khổng lồ

Ngoài hệ thống đường hầm nói trên, còn phải kể đến dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn nước GMMR dài 4.000 km để lấy nước từ một bể nước ngầm khổng lồ mang tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS) nằm ở độ sâu 500-800 mét ở phía đông sa mạc Sahara.

Theo AFP, dự án này được khởi công vào cuối thập niên 1980 nhằm cung cấp nước cho 70% dân số của Libya. Tuyến đường ống của dự án GMMR nằm ở độ sâu từ 2-3 mét, băng ngang đất nước từ miền nam lên miền bắc. Theo Asia Times, công trình được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya. Chi phí dự án GMMR là 33 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.

Báo Guardian dẫn nguồn tình báo phương Tây nghi ngờ trong nhiều tháng qua, các đường hầm của dự án GMMR không còn dùng để dẫn nước mà là nơi lực lượng chính phủ Libya cất giấu xe tăng và tên lửa và thậm chí là các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học. Người ta còn đồn rằng ông Gaddafi cất giấu vàng tại đây.

Truyền thông phương Tây còn dẫn lời một số quan chức và phe nổi dậy cho rằng hai hệ thống đường hầm khổng lồ của Tripoli được kết nối với nhau. Theo website Water-technology, rất nhiều công ty Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc tham gia thiết kế, thi công trong các giai đoạn khác nhau của công trình GMMR. Có thể các công ty này cũng được thuê xây dựng hệ thống đường hầm ở Tripoli mà cứ tưởng nó là một phần của dự án dẫn nước GMMR. Sau khi đường hầm được hoàn thành, chính quyền của ông Gaddafi đã gia cố, trang bị thêm để biến nó thành một hệ thống trú ẩn và thoát hiểm.

Tất cả những thông tin này đều là phỏng đoán, đến nay vẫn chưa được chứng minh và cũng không ai biết liệu ông Gaddafi có đang ẩn nấp đâu đó dưới lòng đất Libya hay không. Hai công trình ngầm vĩ đại của Libya sẽ còn là điều bí ẩn trong một thời gian dài.

 

                                                               Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục