Xứ Basque khó tìm được bình yên nếu ETA chưa giải tán.

Xứ Basque khó tìm được bình yên nếu ETA chưa giải tán.

53 năm trước, khi một nhóm sinh viên ở miền Bắc Tây Ban Nha tụ họp nhau lại để thành lập phong trào phản kháng mang tên Tổ quốc tự do xứ Basque (ETA) nhằm chống lại sự đàn áp của chính quyền độc tài Fransisco Franco, ít ai ngờ rằng, sau nửa thập kỷ, những hoạt động vì chính nghĩa đã biến dạng. ETA bị liệt vào danh sách những tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.

 

Trở lại quá khứ không ít nhức nhối của xứ sở Bò tót, trước chiến tranh thế giới thứ II, viện lý do rằng, người xứ Basque ủng hộ "kẻ thù" trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, nên khi tướng Fransisco Franco lên cầm quyền, ngôn ngữ của xứ Basque bị cấm sử dụng, nền văn hóa bị vùi dập. Những người Basque theo chủ trương cứng rắn quyết tâm thành lập một nhà nước xã hội hoàn toàn độc lập đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nổi dậy. Tuy nhiên, tình thế hoàn toàn thay đổi kể từ năm 1975, khi cựu độc tài Franco qua đời và khu vực với 2 triệu dân này dần đi vào ổn định. Bất chấp sự thật rằng, xứ Basque ngày nay đang được hưởng quyền tự trị lớn hơn bất cứ vùng nào tại Tây Ban Nha, ETA vẫn muốn đòi một nền độc lập rộng lớn hơn và bạo lực cùng những thủ đoạn cực đoan đã trở thành lựa chọn của tổ chức này. Để có kinh phí hoạt động, ETA đã liên tiếp gây các vụ tống tiền, bắt cóc và buôn bán ma túy, vũ khí. Một trong những nạn nhân của ETA đã từng viết về tổ chức này rằng: Khủng bố ở xứ Basque hoạt động giống mafia. Chúng khống chế nạn nhân bằng cách đe dọa sát hại thân nhân, phá hoại việc làm ăn, sinh nhai của những nạn nhân vô tội. Không dừng lại ở đó, ETA khủng bố cả tinh thần của người dân địa phương. Chúng thường bôi sơn lên tường thành phố, cửa nhà, trường học… các hình thù mang tính uy hiếp tinh thần. Do đó, mục đích hành động và hình ảnh của ETA dưới con mắt người dân Tây Ban Nha giờ đây khác hẳn với lúc ban đầu thành lập.

Dù quyền lực của ETA đã bị suy giảm đáng kể trong những năm gần đây do những biện pháp trấn áp mạnh tay của lực lượng an ninh Tây Ban Nha và Pháp, song ETA vẫn công khai hoạt động. Thỉnh thoảng chúng lại gây ra những vụ khủng bố đẫm máu và thường công khai tuyên bố cho cảnh sát biết, rồi cũng công khai thừa nhận trách nhiệm. Hậu quả là hơn 900 người vô tội đã thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương trong vòng 50 năm qua. Rất nhiều người thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha, các chính trị gia, luật sư phản đối yêu sách đòi độc lập của tổ chức này.

Hy vọng được nhen nhóm sau khi ngày 20-10-2011, ETA tuyên bố từ bỏ hoàn toàn hoạt động bạo lực và kêu gọi chính phủ Pháp và Tây Ban Nha tiến hành đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị xứ Basque. Tuy nhiên, chính giới Tây Ban Nha nghi ngờ rằng, tuyên bố ngừng bắn chỉ là "nước cờ tuyệt vọng" của ETA sau khi các thủ lĩnh của tổ chức này bị bắt và việc đưa ra tuyên bố chỉ để ETA có thêm thời gian tái tổ chức và tái trang bị vũ khí. Trong suốt chiến dịch đòi độc lập cho xứ Basque, đây là lần thứ 12 ETA tuyên bố giải giáp.

Nhiều ý kiến cho rằng, bình yên chỉ thực sự đến với xứ Basque khi ETA giải tán và để cho chính phủ tiến hành các cuộc điều tra toàn diện như những gì đã làm với nhóm vũ trang Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) tại Bắc Ireland vào năm 2010. Bằng không, các nhà chức trách nước này sẽ tiếp tục đau đầu với những hiểm họa tiềm tàng mà ETA sẵn sàng gây ra. Ngày 8-1 vừa qua, cuộc biểu tình của hơn 16.000 người dân tại thành phố Bilbao đòi chính phủ mới thành lập có những biện pháp cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở xứ Basque và chuyển các thành viên ETA bị kết án tới các nhà tù khu vực này là một thách thức không dễ vượt đối với đảng Nhân dân cầm quyền của Thủ tướng Mariano Rajoy, bên cạnh những khó khăn liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ mà nước này đang phải gồng mình chống đỡ.

 

                                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục