Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thăm nhà máy làm giàu uranium Natanz, phía nam Tehran năm 2008.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thăm nhà máy làm giàu uranium Natanz, phía nam Tehran năm 2008.

Trong một động thái hiếm hoi, Nga đã lên tiếng bày tỏ 'quan ngại' về chương trình hạt nhân của Iran khi các Bộ trưởng Ngoại giao EU chuẩn bị nhóm họp để quyết định có áp đặt lệnh cấm vận dầu khí đối với Tehran hay không.

 

Kremlin - vốn phản đối các nỗ lực của phương Tây nhằm thắt chặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc - chỉ trích việc Iran bắt đầu làm giàu uranium cấp độ 20% bên trong nhà máy bí mật ở Fordo, gần thành phố Qom, nằm sâu dưới lòng núi và có khả năng tránh được các cuộc tấn công quân sự.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Mátxcơva "lấy làm tiếc và lo ngại khi nhận được thông tin Iran bắt đầu làm giàu uranium".

Iran chỉ thông báo về cơ sở hạt nhân Fordo với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA sau khi bị tình báo phương Tây phát hiện. Bản thân Nga cũng không biết gì về việc này - một động thái làm sứt mẻ mối quan hệ giữa Mátxcơva và Tehran.

Cuối tháng này, EU sẽ nhóm họp để quyết định có áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran hay không. Dự kiến, tất cả các nước thành viên sẽ đồng ý với lệnh cấm vận này, tuy nhiên vấn đề thảo luận duy nhất sẽ là làm thế nào để áp đặt các biện pháp nói trên.

Tổng cộng EU mua khoảng 450.000 thùng dầu của Iran mỗi ngày, trong đó chủ yếu là Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha. Các chuyên gia cho biết, nhiều khả năng lệnh cấm vận sẽ được trì hoãn trong vài tháng để EU tìm kiếm nguồn cung thay thế và để các nhà máy lọc dầu thích ứng với dầu thô từ những nguồn khác.

Chính khoảng thời gian này sẽ cho Iran một cơ hội để quay trở lại bàn đàm phán. Nếu Tehran từ chối, lệnh cấm vận dầu của EU sẽ có hiệu lực và các cường quốc phương Tây sẽ thuận lợi hơn để thuyết phục Nga, Trung Quốc nhất trí với lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner hôm qua đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Một trong những mục đích của chuyến thăm là thuyết phục Bắc Kinh gây sức ép nhiều hơn với kinh tế Iran. Tuy nhiên, tờ Global Times của Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đã nói rõ quan điểm phản đối mọi lệnh trừng phạt mới đối với Tehran.

"Bất chấp áp lực từ Mỹ và các nước Châu Âu, Trung Quốc sẽ tiếp tục giao thương với Iran". Tờ báo bổ sung: "Nếu các công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì buôn bán hợp pháp với Iran, Bắc Kinh sẽ có biện pháp đối phó".

 

                                                    Theo BaoLaoDong

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục