Đại diện ngoại giao 3 nước tham gia đàm phán.

Đại diện ngoại giao 3 nước tham gia đàm phán.

Đó là nội dung tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về kết quả cuộc đàm phán của đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vừa kết thúc ở Washington: 3 bên cho rằng hiện nay đã mở đường nối lại cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Bản thông cáo được công bố ngay sau cuộc họp kết thúc hôm qua giữa đại diện ba nước: trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Châu Á của bộ Ngoại giao Mỹ ông Kurt Campbell, đặc phái viên của tổng thống Hàn Quốc về hạt nhân, ông Lim Sung-Nam, và người đồng nhiệm Nhật Bản, ông Shinsuke Sugiyama.

Đại diện ngoại giao ba nước khẳng định sự trung thành với bản tuyên bố ngày 19/9/2005, trong đó ghi nhận các nguyên tắc chính của chương trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các nhà ngoại giao tham gia cuộc đàm phán đã đạt thỏa thuận về việc tổ chức cuộc gặp ba bên ở cấp bộ trưởng ngoại giao. Các nhà ngoại giao tham gia cuộc đàm phán ở Washington đều sẵn sàng điều phối hoạt động về nội dung Triều Tiên với Nga và Trung Quốc.

Cuộc đàm phán 3 bên được tổ chức đúng một tháng sau cái chết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.

Cuộc đàm phán 6 bên đã bị gián đoạn vào năm 2009, khi Triều Tiên tuyên bố tẩy chay trình đàm phán để phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ lên án đợt phóng tên lửa đạn đạo của nước này.

Một tháng sau, Triều Tiên lại tiến hành bắn thử tên lửa thêm một lần nữa. Mỹ và Trung Quốc đã ra sức kéo Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, nhưng hội đàm vẫn chưa được nối lại, do căng thẳng giữa hai miền không ngừng tăng lên, có lúc đến mức nguy hiểm.

Tham gia cuộc đàm phán 6 bên có Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

 

                                                                  Theo Dantri

Các tin khác


Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục