Mặc dù quân đội Syria đang giành thế thắng “chẻ tre” tại hai thành phố chiến lược Damascus và Aleppo, song những diễn biến ở Syria hiện nay vẫn được cho là đang gây bất lợi đối với Iran, đồng minh cuối cùng của chính quyền Bashar al-Assad trong khu vực.

Mắt xích Iran – Syria ở Trung Đông liệu có bị bẻ gẫy?
  Mắt xích Iran – Syria ở Trung Đông liệu có bị bẻ gẫy? 

Theo nhận định của mạng tin tình báo Stratfor, dù quân đội Syria có vẻ như đang giành ưu thế nhưng những diễn biến hiện nay ở nước này vẫn không thể ngăn chặn được nguy cơ bất lợi đối với chính quyền của Tổng thống Assad, một đồng minh thân cận của Iran trong khu vực.

“Tổng thống Assad cuối cùng sẽ bị lật đổ, hoặc là bằng vũ lực, hoặc thông qua đàm phán”, Stratfor khẳng định, không quên nhận định thêm rằng điều này đang khiến Tehran “đứng ngồi không yên”.

“Nếu chính quyền Syria sụp đổ, Hezbollah và các đồng minh khác ở khu vực sẽ phải tính toán lại mối quan hệ với Iran, khiến cho vị thế của Tehran có thể bị suy giảm mạnh”, báo cáo của Stratfor nói rõ.

Cũng theo đánh giá của mang tin tình báo này, Iran đang phải tính toán và theo đuổi một số lựa chọn để duy trì ảnh hưởng của mình khi tình hình tại Syria đang ngày càng xấu đi.

“Trong khi tiếp tục trợ giúp về quân sự và thông tin tình báo cho chính quyền Syria,  Tehran cũng đồng thời phải theo đuổi các phương án thỏa hiệp. Iran đang chuẩn bị cho kịch bản ra đi của Tổng thống Assad với hy vọng một phần của chế độ Syria hiện nay vẫn sẽ ở lại trong chính quyền mới để có thể duy trì chính sách đối ngoại thân Iran”, Stratfor nhận định.

Không chỉ Stratfor, nhiều nguồn phân tích khác cũng cho rằng Iran đang phải vừa nỗ lực phối hợp với các nhân vật có ảnh hưởng thuộc phái Alawite thiểu số ở Syria (chiếm 20% dân số), vừa hợp tác với Nga và Trung Quốc trong việc thương lượng với phe Hồi giáo dòng Sunni (chiếm đa số) và nước bảo trợ Thổ Nhĩ Kỳ để hiện thực hóa mục tiêu duy trì ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những “đường đi, nước bước” của Nhà nước Hồi giáo Iran đã không thể qua mặt được Mỹ và một số quốc gia vùng Vịnh trong khu vực như Ảrập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar.

“Các quốc gia này xem tình hình hỗn loạn ở Syria là cơ hội để ngăn chặn ảnh hưởng của Iran ở khu vực. Họ sẽ không ủng hộ bất kỳ kế hoạch nào cho phép một chế độ hậu Assad vẫn còn chịu chi phối từ nhóm người Alawite hoặc các nhóm thiểu số thân Iran”, các nguồn tin nhận định.

Hiện tại, Mỹ và các nước vùng Vịnh muốn chính phủ mới ở Syria phải do người Hồi giáo dòng Sunni nắm giữ nhằm gạt đi những ảnh hưởng từ Iran trong tương lai

Báo giới trong khu vực còn bắt đầu đề cập tới khả năng nhân vật đào tẩu có ảnh hưởng đối với người Hồi giáo dòng Sunni, Tướng Manaf Tlass, sẽ đứng đầu chính quyền Syria hậu Assad.

Trước viễn cảnh này, Iran buộc phải thực hiện song song hai việc: vừa ra sức “chống lưng” cho quân đội Syria để lực lượng này tiếp tục chiến đấu, vừa ngăn cản việc thành lập chính quyền chuyển đổi thân phương Tây.

Tehran hy vọng chiến thuật này sẽ buộc được Washington và đồng minh phải chấp nhận mời Iran tham gia đối thoại trong tiến trình chia sẻ quyền lực ở Syria, đồng thời qua đó giúp Tehran không hoàn toàn “mất điểm” trong con mắt của Hezbollah, đồng minh thân cận của Iran trong khu vực.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục