Niềm vui của các chuyên gia NASA.

Niềm vui của các chuyên gia NASA.

Ngày 6.8, robot thám hiểm Curiosity (ảnh) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đáp xuống sao Hỏa thành công để bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên hành tinh đỏ trong 2 năm tới.

“7 phút kinh hoàng”

Các kỹ sư và các nhà khoa học NASA tham gia dự án Curiosity suốt 10 năm qua đã hò reo vui sướng sau khi nhận được tín hiệu tiếp đất thành công. Vụ hạ cánh xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa sau hành trình 570 triệu kilômét từ Trái đất được mô tả như “7 phút kinh hoàng”, khi robot thám hiểm sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ cao và được tự động hãm dần tốc độ từ mức 20.000km/h để bánh của nó có thể tiếp đất từ từ. Nhóm chuyên gia NASA còn phải chờ đợi thêm 13 phút căng thẳng sau đó mới nhận được tín hiệu khẳng định Curiosity đã tiếp đất ngoạn mục và giữ ổn định ở vị trí hạ cánh.

Với trọng lượng 1 tấn gồm 6 bánh xe và chạy bằng năng lượng hạt nhân, robot Curiosity đã đáp xuống đúng địa điểm như kế hoạch ở gần chân một ngọn núi trên miệng núi lửa Gale thuộc bán cầu nam của sao Hỏa. Curiosity cũng đã gửi về các hình ảnh có độ phân giải thấp đầu tiên, cho thấy bánh xe và cái bóng của chính nó, do được chụp từ các ống kính bị bụi bao phủ. Hình ảnh màu về khu vực xung quanh Curiosity sẽ được gửi về trong vài ngày tới.

Dự án 2,5 tỉ USD

Dự án Curiosity trị giá 2,5 tỉ USD - với tên gọi chính thức là phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa - là sứ mệnh sinh học vũ trụ đầu tiên của NASA kể từ sau các tàu thăm dò Viking hồi những năm 1970. Trước khi chính thức bắt đầu sứ mệnh 2 năm khám phá bề mặt sao Hỏa, NASA đã dành ra vài tuần để kiểm tra toàn diện kỹ thuật robot Curiosity cùng các thiết bị tinh xảo của nó, vốn được mệnh danh như phòng thí nghiệm khoa học di động đầy đủ.

Curiosity sẽ thám hiểm ngọn núi trung tâm cao hơn 5km trong núi lửa Gale trên sao Hỏa. Nó sẽ trèo lên cao và trong quá trình vận hành, sẽ nghiên cứu chất liệu các tảng đá đã có mặt trên hành tinh này hàng tỉ năm trước vào thời điểm nó vẫn còn có nước. Thiết bị cũng sẽ tìm kiếm những bằng chứng rằng môi trường trên sao Hỏa từng thích hợp cho sự sinh sôi của vi khuẩn.

Giám đốc chương trình sao Hỏa của NASA Doug McCuistion nói, nhiệm vụ này “mang tính sống còn” để khẳng định sự sống không là duy nhất trên Trái đất, để tìm hiểu cách sao Hỏa đã thay đổi từ một hành tinh ướt sang khô và liệu con người có thể tiếp cận sao Hỏa cho các nhiệm vụ tương lai. “Nếu chúng tôi thành công, đây sẽ là một trong những thắng lợi lớn nhất trong việc khám phá vũ trụ” -  McCuistion nói. Ban đầu, robot thám hiểm Curiosity được tài trợ cho hoạt động trong vòng 2 năm, song nhiều chuyên gia kỳ vọng sứ mệnh này có thể sẽ được kéo dài trong 1 thập kỷ hoặc hơn thế.

 

                                                         Theo Báo Laodong


Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục