Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Kinh tế học năm nay thuộc về hai giáo sư Mỹ là Alvin E. Roth, Đại học Harvard, và Lloyd S. Shapley, Đại học California.

 

Giáo sư Alvin E. Roth (ảnh trái) và giáo sư Lloyd S. Shapley (ảnh phải)
Alvivin E.Roth sinh năm 1951, hiện giảng dạy môn Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Harvard (Mỹ). Ông nổi tiếng với các đóng góp về lý thuyết trò chơi, tạo lập thị trường và kinh tế học thực nghiệm.

Lloyd Shapley đã sử dụng một phương tiện được gọi là lý thuyết trò chơi mang tính hợp tác để nghiên cứu và so sánh các biện pháp kết hợp giữa các đối tượng khác nhau. Vấn đề then chốt là đảm bảo rằng việc kết hợp này bền vững theo nghĩa: hai tác nhân không thiên về một tác nhân khác so với đối tượng song hành hiện thời của mình.

Shapley và các đồng nghiệp của ông đã nhận thấy các biện pháp đặc thù - nhất là thuật toán Gale-Shapley - luôn đảm bảo một sự kết hợp bền vững. Các biện pháp này cũng giới hạn các động cơ của các tác nhân không làm xáo trộn quá trình kết hợp. Shapley có thể trình bày cách thức thiết kế đặc biệt của một biện pháp có thể mang lại lợi ích hệ thống cho bên này hoặc bên kia của thị trường.

Còn Alvin Roth nhận ra rằng các kết quả mang tính lý thuyết của Shapley có thể làm sáng tỏ việc vận hành của các thị trường quan trọng trên thực tế. Trong một loạt các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm, Roth và các đồng nghiệp của ông đã chứng minh được rằng sự ổn định chính là chìa khóa cho việc nhận thức thành công của việc thành lập các thị trường đặc thù.

Sau đó, Roth đã chứng minh kết luận này của mình bằng các thí nghiệm một cách có hệ thống trong phòng lab. Ông cũng giúp thiết kế lại các tổ chức đã tồn tại để kết hợp các bác sĩ mới với bệnh viện, sinh viên và trường học, giữa những người hiến tạng và bệnh nhân. Tất cả những cách tân này đều dựa trên thuật toán Gale-Shapley, cùng với các điều chỉnh xem xét trong các bối cảnh đặc biệt và các quy định về đạo đức.

Mặc dù hai học giả này làm việc độc lập với nhau, nhưng sự kết hopự giữa lý thuyết nền tảng của Shapley và các điều tra mang tính thực tiễn, các thí nghiệm và thiết kế thực tế của Roth đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu rực rỡ và cải thiện vận hành của rất nhiều thị trường.

Cũng như những người đoạt giải Nobel khác, hai nhà khoa học này sẽ được trao giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD).

Năm 2011, giải Nobel Kinh tế năm 2011 đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển tuyên bố trao cho hai nhà khoa học người Mỹ khác là Thomas Sargent và Christopher Sims vì những nghiên cứu của họ về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế.

Christopher Albert "Chris" Sims là Giáo sư cấp cao giảng dạy bộ môn Kinh tế và Ngân hàng tại Đại học Princeton. Còn Thomas John "Tom" Sargent là nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô, và tiền tệ. Ông được tôn vinh là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay.

Tờ Economist nhận định rằng hai nhà khoa học này đã mang đến cho thế giới nhiều thay đổi. Thành quả của họ góp phần làm thay đổi tư duy kinh tế vĩ mô trong những năm 1970- 1980. Trong phạm vi học thuyết của Sargent, ý tưởng của ông là xây dựng mô hình cấu trúc của nền kinh tế dựa vào các yếu tố kinh tế vi mô không thay đổi một cách bất ngờ theo chính sách.

Cả hai đã nghiên cứu tại tại Đại học Minnesota, nơi tạo ra rất nhiều học thuyết kinh tế vi mô quan trọng. Đoạt giải thưởng Nobel, học thuyết của họ đã làm thay đổi nhận thức về chính sách tiền tệ với các can thiệp thực tiễn đối với những kỳ vọng hợp lý.

Cho tới nay, có 69 giải Nobel Kinh tế được trao cho các nhà khoa học, tính từ năm 1901 tới năm 2011. Chỉ có duy nhất một nhà khoa học nữ được nhận giải thưởng trong hạng mục này vào năm 2009, đó là Elinor Ostrom - một nhà kinh tế học người Mỹ (bà mất tháng 6/2012).

Leonid Hurwicz là người nhiều tuổi nhất nhận giải thưởng này, khi ông 90 tuổi. Ông là sinh năm 1917 tại Moscow, Nga và mất năm 2008 tại Mỹ.

 

                                               Theo VietNamNet

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục