Vấn đề của Viện Công nghệ châu Á (AIT) không còn là chuyện giữa học viên với ban điều hành viện mà đã trở thành chuyện giữa các nước thành viên trong Hội đồng quản trị (gồm 9 nước thành viên đã ký kết) với nước chủ nhà Thái Lan. Đây cũng là vấn đề mà quốc hội nước này quan tâm.

 

Tuần qua, đại diện của lãnh đạo AIT đã phải ra trước Ủy ban Đối ngoại của quốc hội để tham gia buổi điều trần, báo cáo những vấn đề liên quan đến viện này. Lãnh đạo AIT cho biết vấn đề vướng mắc hiện nay chính là Hội đồng quản trị mới AIT chưa được Thái Lan công nhận, điều này đồng nghĩa với việc văn bằng tốt nghiệp của học viên sẽ không có tính chính danh. Quốc hội Thái Lan cho rằng cần phải có thời gian để quốc hội xem xét thông qua việc phê chuẩn hiến chương (qua đó Hội đồng quản trị mới của AIT được thành lập theo mô hình tổ chức liên chính phủ). Nhưng trước hết chính phủ phải đệ trình hiến chương này.

 Trụ sở AIT tại Thái Lan
Trụ sở AIT tại Thái Lan - Ảnh: Minh Quang

Giới chức Thái Lan đề nghị AIT quay trở lại với ban quản trị cũ (gồm 8 nước thành viên được Thái Lan công nhận từ 1967) trong khi chờ quốc hội thông qua hiến chương mới. Học viên, giảng viên AIT cũng đồng tình với quan điểm cho rằng AIT cấp thiết triệu tập Hội đồng quản trị cũ để quyết định vận mệnh của mình. Bà Kanchana Kanchanasut, giảng viên trường kỹ thuật - công nghệ, một trong 3 trường thành viên của AIT, cho rằng AIT đang trong tình trạng “vô chính phủ”. Song khi đề cập đến việc triệu tập hội đồng quản trị cũ, lại xuất hiện vấn đề khác: Ai là người có chính danh để triệu tập? Ông chủ tịch Hội đồng quản trị cũ đã tuyên bố từ chức sau khi Hội đồng quản trị cũ giải thể theo sau sự ra đời của Hội đồng quản trị mới. Ông này, cũng là cựu ngoại trưởng Thái Lan, cho biết không muốn làm kẻ “2 lời” để đứng ra làm chuyện này khi mà trước đó đã tuyên bố từ nhiệm.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Said Irandoust, Chủ tịch Hội đồng điều hành AIT, cho rằng ông chỉ là người làm thuê, còn quyết định AIT theo hình thức nào là quyền của các thành viên Hội đồng quản trị. “Đó là vấn đề giữa chính phủ với chính phủ, không phải là trách nhiệm của tôi. Trách nhiệm của tôi là thực hiện những gì họ đã quyết”, ông Irandoust khẳng định.

 

                                                                 Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục