Người dân Xy-ri bày tỏ ủng hộ Tổng thống Át-xát.

Người dân Xy-ri bày tỏ ủng hộ Tổng thống Át-xát.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, sau khi phương Tây tỏ ra thận trọng hơn trong hậu thuẫn phe nổi dậy Xy-ri, lực lượng của Tổng thống Át-xát đã giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có các thành phố chiến lược. Phe đối lập ngày càng yếu thế đang cầu cứu phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng nhằm giúp lực lượng này giành lại cán cân sức mạnh trên thực địa trong cuộc nội chiến Xy-ri.

 

Kể từ khi tiến hành bao vây và phong tỏa hồi tháng 6-2012, lực lượng của Tổng thống Xyri Át-xát đã giành nhiều thắng lợi, buộc quân nổi dậy ký thỏa thuận rút khoảng 2.250 người từ khu vực thành cổ về nông thôn ở phía bắc thành phố Hôm-xơ. Động thái này đồng nghĩa với việc quân đội của Tổng thống Át-xát giành lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược này.

Thỏa thuận này cũng bao gồm việc phóng thích các tù nhân người I-ran và Li-băng hiện nằm trong tay Mặt trận Hồi giáo - liên minh nổi dậy lớn nhất tại Xy-ri, đồng thời cho phép chính quyền Đa-mát vận chuyển thuốc men và hàng cứu trợ vào hai thị trấn Nu-bôn và An Da-hơ-ra của người Hồi giáo dòng Si-ít ở khu vực nông thôn tỉnh miền bắc A-lép-pô hiện bị các tay súng nổi dậy vây hãm. Quá trình định cư và hòa giải được khởi động đồng thời với thời điểm phiến quân rút lui khỏi thành phố này. Hàng trăm người bị mất nhà ở do bạo lực kéo dài ba năm qua ở Hôm-xơ đã lần đầu trở về thành phố quê nhà khi quân đội Xyri giành lại quyền kiểm soát. Ngoài ra, quân đội và lực lượng chống chính phủ ở Xy-ri cũng nhất trí một loạt thỏa thuận ngừng bắn ở một số điểm nóng quanh Thủ đô Đa-mát.

Theo đó, hai bên ngừng giao tranh và cho phép chuyển lương thực vào những khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát, đổi lại các tay súng nổi dậy giao nộp các vũ khí hạng nặng và chính quyền treo quốc kỳ tại các khu vực này.

Đuối sức trên chiến trường, lực lượng nổi dậy Xy-ri đã nhiều lần lên tiếng cầu viện phương Tây giúp nhằm thay đổi cán cân sức mạnh trên thực địa. Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ thừa nhận, có "sự mất cân đối về quân sự" giữa các phiến quân và quân đội chính phủ ở Xy-ri, đồng thời cho biết Oasinh-tơn đã tìm cách thay đổi cán cân này. Tuy nhiên, đề nghị được cấp vũ khí hạng nặng của phe nổi dậy đã không được phương Tây nhiệt tình đón nhận bởi nguy cơ những vũ khí này rơi vào tay khủng bố. Mỹ đã từ chối đề nghị này và thay vào đó là các khoản viện trợ phi sát thương. Sau cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Ke-ri với Chủ tịch SNC A.Gia-ba, Oa-sinh-tơn cho biết, chính quyền của Tổng thống Ô-ba-ma thảo luận với QH về việc cung cấp thêm viện trợ phi sát thương trị giá 27 triệu USD cho phe đối lập Xy-ri, nâng tổng số tiền của Mỹ cấp cho quân nổi dậy Xy-ri lên 287 triệu USD. Nhà trắng cũng tuyên bố ủng hộ trao quy chế phái bộ ngoại giao cho các văn phòng đại diện của phe đối lập Xy-ri tại Mỹ.

Chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ công nhận các văn phòng đại diện của SNC là "các phái bộ ngoại giao hợp pháp" của Xy-ri ở nước ngoài. Mỹ chưa công nhận SNC là chính phủ hợp pháp của Xy-ri, nhưng sẽ chính thức hóa mối quan hệ giữa Oa-sinhtơn với SNC, một tổ chức đã được Mỹ cho phép mở các văn phòng liên lạc ở Thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc.

Trong lúc các nhà trung gian hòa giải Nga và Mỹ chưa thể nối lại các vòng đàm phán hòa bình tại Giơ-nevơ (Thụy Sĩ), chính quyền Xy-ri đã có những bước tiến tích cực trong lộ trình chính trị. Cuộc bầu cử tổng thống đã diễn ra suôn sẻ trong tình trạng an ninh được bảo đảm và mang lại thắng lợi cho Tổng thống đương nhiệm Át-xát, giúp ông tại nhiệm thêm bảy năm nữa. 88,7% số phiếu ủng hộ dành cho Tổng thống Át-xát cho thấy, đông đảo người dân Xy-ri tiếp tục đặt lòng tin vào nhà lãnh đạo này. Kết quả cuộc bầu cử cho thấy phe đối lập và phương Tây sẽ càng gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu muốn nhanh chóng "hạ bệ" ông Át-xát.

Trong bối cảnh cuộc nội chiến Xy-ri tiếp tục ở thế giằng co và ẩn chứa nhiều phức tạp, Mỹ và phương Tây đang rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Phương Tây muốn trợ giúp nhiều hơn cho phe nổi dậy Xy-ri nhằm đạt mục tiêu lật đổ Tổng thống Át-xát, song không dám hỗ trợ vũ khí hạng nặng bởi nguy cơ số vũ khí này rơi vào tay các phần tử khủng bố. Sự yếu thế của phe nổi dậy Xy-ri đang làm khó các "nhà bảo trợ" phương Tây.

 

 

                                                           Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục